Xác của một con cự đà chết đói trên một tảng đá tựa như hình ảnh trong phim kinh dị - Ảnh: Tui De Roy
Những bức ảnh này được nhiếp ảnh gia, nhà tự nhiên học Tui De Roy ghi lại khi anh đi vòng quanh quần đảo Galapagos để ghi lại hiện thực tàn khốc mà sinh vật nơi đây đang gánh chịu.
Tui De Roy tin rằng và sự xuất hiện của El Nino đang phá hủy hệ sinh thái ở Galapagos. Nước biển trở nên nóng, nắng gắt hơn khiến nguồn thức ăn của nhiều loài sinh vật sống ở vùng biển ngoài khơi đảo và các loài bò sát bị cạn kiệt. Chúng đang dần chết đói.
Từng có nhiều nghiên cứu của nhiều nhà khoa học thế giới chứng minh rằng biến đổi khí hậu đang tăng cường hiệu ứng El Nino làm cho nhiệt độ bề mặt đại dương ở vùng Thái Bình Dương, trải dài từ Nam Mỹ về phía Úc tăng lên.
Sự thay đổi nhiệt độ nước ảnh hưởng trực tiếp đến các sinh vật biển. Nhiều loài như chim cánh cụt, hải cẩu và phải đấu tranh vì thiếu thức ăn do con mồi của chúng hoặc suy giảm số lượng, chết vì nước nóng, hoặc tìm cách xuống tầng nước mát hơn phía dưới.
Ảnh: Tui De Roy
"Loài cự đà có cuộc sống khó khăn nhất. Tất cả những gì chúng cần là mặt trời nhiệt đới, vùng biển lạnh đầy rong biển để kiếm ăn. Nhưng giờ đây nước biển thì nóng, rong rêu đã chết và chúng cũng thế!", Tui De Roy nói.
Loài cự đà ở Galapagos hiện nay được cho là có tổ tiên từ loài thằn lằn sống trên cạn ở Nam Mỹ. Chúng trôi dạt ra biển từ hàng triệu năm trước trên các mảnh vụn gỗ và dần tiến hóa để thích nghi với khí hậu ở đây.
Gần như tất cả các đảo của quần đảo Galapagos đều có sự xuất hiện của những con cự đà với kích thước, hình dạng và màu sắc độc đáo.
Chúng có thể lặn sâu hơn 10m, sống được cả trên cạn và dưới nước, ăn các loài tảo, rong rêu phát triển mạnh ở vùng nước nông của biển Galapagos.
Theo Tui De Roy, loài động vật này có khả năng thích nghi đặc biệt. Khi thời tiết quá nắng nóng, chúng sẽ thu nhỏ cơ thể, thậm chí cả bộ xương, bằng 20% chiều dài tổng thể để chống lại nạn đói cho đến khi biển lạnh trở lại. Nhưng nếu hiện tượng El Nino kéo dài hơn 3-4 tháng, hàng ngàn con cự đà sẽ chết.
"Mối đe dọa lớn nhất từ trước đến nay đối với loài cự đà là biến đổi khí hậu và đó không phải là vấn đề có thể giải quyết ở cấp địa phương. Tất cả các quốc gia cần phải chung tay giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Nếu không, sẽ không chỉ là cự đà mà còn nhiều loài khác sẽ biến mất mãi mãi", nhiếp ảnh gia người Ecuador nói.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận