11/02/2008 06:25 GMT+7

Soạn giả Viễn Châu: Văn Hường và Tư Ếch...

HÀ CẨM GIANG
HÀ CẨM GIANG

TTC - Xuống trạm xe buýt gần bưu điện Trần Hưng Đạo, tôi đi bộ vô hẻm Nguyễn Cảnh Chân hướng về phía chùa Phật Ấn.

NDiBPJXo.jpgPhóng to

Đang đứng săm soi mấy chậu phong lan trên gác, vừa trông thấy tôi, ông Viễn Châu mau mắn: <?xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

- Vô đây. Nhà “tui” đây!

Một cháu bé ra mở cửa rào và đưa tôi lên gác, nơi ông làm việc. Gian phòng bé nhỏ ông làm nơi sáng tác có một cái tủ kiếng lớn, bên trong đựng đầy những vở tuồng cải lương và bài ca vọng cổ, tất cả đều được đóng bìa cứng và mạ vàng thật đẹp.

Trên tường, treo bên cạnh cây đờn tranh là những hình ảnh và kỷ niệm chương của chương trình “Vầng trăng cổ nhạc”, “Những cánh chim không mỏi”, bằng xác nhận kỷ lục “Người viết vọng cổ nhiều nhất VN”. Chính giữa là chân dung của ông Viễn Châu với nét bút ký họa, dưới ký tên “Cù Huy Hà Vũ thân tặng”. Quanh bức chân dung là những kim khánh mừng thọ của các nghệ sĩ Út Bạch Lan, Bạch Tuyết, Vũ Linh, Lệ Thủy, Phương Hồng Thủy. Đặc biệt kim khánh lưu niệm của nghệ sĩ Minh Phụng có hàng chữ thật to: “MÃI MÃI NHỚ ƠN BA BẢY”.

Tôi bắt đầu vào chuyện:

- Thưa bác! Nhân dịp cuối năm, cháu đến thăm bác với lời chúc sức khỏe, nhân dịp này xin phép được hỏi bác vài câu.

- Cháu cứ hỏi. Bác biết bao nhiêu trả lời bấy nhiêu (lại cười).

- Thưa bác! Những bài vọng cổ cũng như thể loại Tân cổ giao duyên của bác từ đào kép cải lương cho đến giới mộ điệu cổ nhạc, ai cũng ưa thích. Sau đó là vọng cổ hài. Bác cho biết bác viết thể loại này vào lúc nào, và trường hợp nào bác nảy sinh cảm hứng để sáng tác?

- Người đem đến cho tôi cảm hứng viết vọng cổ hài là... nghệ sĩ Văn Hường!

- Bác gặp chú Văn Hường vào năm nào?

- Cuối năm 1960, lúc đó tôi cộng tác với hãng đĩa hát ASIA của ông Ngô Văn Đức. Một tối nọ, tôi với ông Đức đến quán Lệ Liễu, ở Thị Nghè, để nghe đờn ca cổ nhạc, luôn tiện tìm giọng ca mới, tình cờ gặp Văn Hường. Khi nghe anh ca bài vọng cổ “Tâm sự người cha”, tôi rất ngạc nhiên và thích thú. Với lời lẽ nghiêm nghị của một người cha hiền từ, trách mắng đứa con ngỗ nghịch, Văn Hường đã làm thính giả vô cùng khoái trá, nhứt là với lối xuống cung hò của câu đầu bài vọng cổ với cách luyến láy “ự ư...” của anh rất lạ, có duyên vô cùng!

Rời quán nghệ sĩ, trên đường về, tôi bàn với ông Đức nên mời Văn Hường thu tiếng cho hãng nhà, ông Đức đồng ý ngay. Tôi vỗ tay: “Vậy là chú Văn Hường trúng số!”.

Trưa hôm sau, tôi lên tìm nhà Văn Hường ở gần cư xá Thanh Bình vùng Xóm Gà - Bà Chiểu.

Vừa trông thấy tôi, Văn Hường từ trong nhà chạy ra ôm tôi và reo lên: “Thầy!”. Khi nghe tôi mời vào thu thanh cho hãng ASIA - tức hiệu đĩa Hồng Hoa - Văn Hường sốt sắng nhận lời ngay.

Sau khi từ giã Văn Hường, tôi về nhà ngồi vào bàn viết luôn một mạch xong bài vọng cổ hài.

Ba hôm sau, Văn Hường được hãng ASIA mời vào thu thanh. Vừa cầm bài ca lên đọc, anh cười to và lắc lắc vai tôi:

- “Đã” quá anh Bảy ơi!

Thế rồi chưa đầy một tiếng đồng hồ, Văn Hường đã thu xong bài vọng cổ hài đầu tiên với tựa “Đêm tân hôn”.

ymdceRIv.jpgPhóng to

Một tuần sau, đĩa “Đêm tân hôn” vừa tung ra thị trường đã được giới mộ điệu đón nhận hết sức nồng nhiệt. Các đại lý từ thành phố đến các tỉnh tranh nhau đặt hàng. Công nhân ép đĩa làm việc liên tục cả ngày lẫn đêm. Được trớn, tôi viết thêm cho Văn Hường bài “Tư Ếch đi Sài Gòn”.

Lần này, thì đúng là sóng gió nổi lên trong làng cổ nhạc. Tôi liền đề nghị với ông Ba Đức ký hợp đồng độc quyền dài hạn với Văn Hường. Ông Ba Đức đồng ý ngay. Thế là mấy hôm sau, Văn Hường được mời vào hãng ký tên vào bản hợp đồng có giá trị 1 năm với số bạc 100.000đ. Và rồi mấy tuần sau, anh em nghệ sĩ thấy Văn Hường chễm chệ trên chiếc ôtô Citroen kiểu thể thao tà tà dạo phố oai hết chỗ nói.

- Thưa bác Bảy, ngoài những bản vọng cổ, bác Bảy có viết những chập văn ngắn cho Văn Hường trổ tài ca diễn?

- Có chớ. Tôi có viết những vở cải lương hài cho Văn Hường đóng chung với các nghệ sĩ Ba Vân, Hoàng Mai, Trần Văn Trạch, Phi Thoàn, Tùng Lâm, Túy Hoa, Túy Phượng qua các vở: “Nồi nào vung nấy”, “Hai chàng rể hụt”, “Hội yêu vợ”, “Hội sợ vợ”, “Đại hội vua hề”...

Tôi nhìn bác:

- Bác Bảy trông nghiêm trang, ít nói nhưng lại hay đem đến cho bà con những nụ cười rất ý nhị.

Ông Viễn Châu lại đốt thuốc:

- Tôi muốn đem đến mọi người, mọi giới một niềm vui nho nhỏ để thần kinh bớt căng thẳng vì công việc bộn bề giữa phố phường chật hẹp đầy khói bụi và... xe cộ!

Thấy trời đã gần tối, tôi đứng lên:

- Xin chào bác và cám ơn bác với buổi gặp gỡ hôm nay. Chúc bác năm mới luôn mạnh khỏe.

HÀ CẨM GIANG

B3W9mM0S.jpgPhóng to

Tuổi Trẻ Cười số 349 (ra ngày 1-2-2008) hiện đã có mặt tại các sạp báo.

Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này.

Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái!

HÀ CẨM GIANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp