Theo lời đạo diễn Trương Dũng, người thực hiện phim: "Cá lên bờ là câu chuyện về tình người tình đời dựa trên câu chuyện nuôi cá".
Phóng to |
Phan Văn Sáng, diễn viên khuyết tật khá nổi tiếng trong bộ phim Chim phóng sinh, và diễn viên Tuyết Thu trong phim Cá lên bờ - Ảnh: TFS |
* Có lẽ khá nhiều người xem sẽ không hiểu được thuật ngữ "cá lên bờ" của bà con Nam bộ. Anh có thể giải thích về tựa phim?
- "Cá lên bờ" là câu nói của người nuôi cá khi thu hoạch cá. Tựa phim Cá lên bờ nói lên số phận con người đôi khi như hình ảnh cá bị đưa lên bờ mất dần sự sống, nhưng lại bắt đầu một chu kỳ nuôi sống con người bằng chính sự hi sinh của mình.
Nhân vật chính trong phim là Hạnh Dung - một phụ nữ đang có cuộc sống yên bình ở thành phố thì biến cố xảy ra, chồng cô làm ăn thua lỗ bị tù. Ðể đền bù thiệt hại cô quyết định về quê phát triển làm ăn để mau chóng khắc phục hậu quả cho chồng... Về quê mở mang làm ăn có nghĩa là sử dụng đất hương hỏa, vì vậy mà xảy ra những mâu thuẫn, tranh chấp của anh em trong gia đình. Ðối với xã hội thì sự táo bạo và cương quyết đổi mới việc làm ăn cũng gây nhiều bức xúc khiến mọi người xung quanh chưa dễ dàng chấp nhận.
Phóng to |
- Nếu nhìn ở góc độ hiện tại thì có thể chúng ta thấy nhiều nguồn khai thác là số thừa, nhưng nếu xét về khía cạnh lưu trữ thông tin thì chưa đủ, vì những loạt phim về nông thôn như hiện nay nếu được phát lại nhiều năm sau thì đây sẽ là một kho tàng quý để thế hệ sau thấy được đời sống, sinh hoạt của người nông dân VN, sống, ứng xử, sinh hoạt và suy nghĩ như thế nào. Vì vậy tôi nghĩ điều này là tốt chứ. Vấn đề là khai thác như thế nào và ra sao.
Cá lên bờ không đi sâu vào chuyên môn của nghề nuôi cá ba sa mà nói về số phận con người nên cũng có nét riêng. Bên cạnh đó tôi rất tự tin và thú vị khi tiếp nhận một kịch bản được tác giả Minh Mẫn viết chắt lọc và ngôn ngữ rất miền Tây... Hi vọng phim đạt được điều tác giả và khán giả mong muốn.
* Vậy theo anh, điều quan trọng nhất của một bộ phim đề tài nông thôn và cuộc sống người miền Tây Nam bộ là gì?
- Thật ra để đưa một cách hoàn chỉnh phong cách của người miền Tây lên phim không dễ, phần này phụ thuộc rất nhiều vào tác giả vì nhiều vùng miền và tập quán sinh hoạt nghề nghiệp cũng khác nhau, chúng ta chỉ có thể khắc họa được phong cách chung của người miền Tây.
Theo tôi, điều quan trọng nhất của phim về đề tài nông thôn là nói lên được cái tinh hoa trong ứng xử, mộc mạc trong cách sống chan hòa trong sự yêu thương, và quan niệm nhân sinh như người xưa vẫn nói: "Tri túc, tiện túc, đãi túc, hà thời túc" (biết đủ là đủ, đợi đủ khi nào mới đủ).
Một dẫn chứng cụ thể là trong quá trình làm phim chúng tôi luôn được bà con vùng nuôi cá Tam Nông, Hồng Ngự, Ðồng Tháp ủng hộ và giúp đỡ. Ví dụ như trong phim có cảnh cá chết hàng loạt trong ao cá lớn. Chúng tôi nhờ người dân gom cá chết bán giá rẻ cho đoàn phim. Người dân còn giúp chúng tôi giữ cho cá khỏi bị hôi khi gom chưa đủ cá. Cảnh vỡ bờ bao cá cũng vậy. Họ đồng ý cho nước dẫn vào hồ cá của họ, mặc dù điều này nếu không biết cách xử lý sẽ gây xáo trộn môi trường sống của cá, dẫn đến cá chết. Rồi sau đó lại đồng ý cho xả nước ao hồ hàng loạt để tạo nên cảnh vỡ bờ bao cá (bờ bao làm giả). Sự giúp đỡ nhiệt tình của bà con đã giúp cho hình ảnh trong phim sinh động.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận