Nhà hàng Nhật ở TP.HCM ngày càng đa dạng về mô hình, hương vị - Ảnh: N.BÌNH
Ông Matsumoto Nobuyuki, trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) tại TP.HCM, cho biết đây là những con số được thống kê trước dịch COVID-19 bùng phát. Sau đại dịch, con số này có thể thay đổi nhưng xu hướng chung là có nhà hàng đóng cửa thì cũng có những điểm mới mở ra, đáp ứng thị hiếu của thị trường.
Chia sẻ tại buổi giới thiệu Triển lãm quốc tế Food & Hotel Vietnam 2022 tổ chức ngày 25-11, đại diện JETRO cho biết thêm trong số 2.500 nhà hàng Nhật ở Việt Nam, có 1.180 điểm bán được mở tại TP.HCM. Đây cũng là nơi có số lượng nhà hàng Nhật đông đảo nhất cả nước, khoảng 50% ông chủ các nhà hàng là người Nhật, còn lại do người Việt mở kinh doanh hoặc hợp tác.
Về chân dung của thực khách, khảo sát của các tổ chức Nhật Bản ghi nhận 90% người đến ăn các quán này là người Việt, dù ban đầu nhà hàng Nhật được mở ra để phục vụ cộng đồng người Nhật đang sinh sống, làm việc ở Việt Nam.
Ông Matsumoto Nobuyuki cho rằng xu hướng bùng nổ nhà hàng Nhật Bản không chỉ diễn ra ở Việt Nam mà còn phổ biến ở các nước khác trong khu vực. Ẩm thực Nhật Bản được đánh giá cao về cân bằng dinh dưỡng, ngon, tươi và chất lượng cao.
“Nhiều người đến nhà hàng Nhật Bản không chỉ để thưởng thức món ăn mà họ còn muốn trải nghiệm văn hóa, lối sống Nhật Bản, điều này thể hiện qua việc đầu tư về kiến trúc, không gian ở các nhà hàng rất được chăm chút, tỉ mỉ", ông Nobuyuki Mastsumoto chia sẻ với Tuổi Trẻ Online.
Số nhà hàng Nhật Bản tăng kéo theo lượng tiêu thụ các nguyên liệu thực phẩm từ Nhật cũng tăng mạnh, cụ thể số lượng các nhà cung cấp thực phẩm Nhật Bản tăng lên đáng kể trong những năm gần đây.
Ông Jeffrey Au - giám đốc kinh doanh, phòng kinh doanh quốc tế châu Á tại Informa Markets, đơn vị tổ chức Food & Hotel Vietnam 2022 - cho biết sự kiện năm nay tổ chức từ ngày 7 đến 9-12 tại TP.HCM sẽ quy tụ hệ sinh thái những nhà cung cấp uy tín, hệ khách hàng tiềm năng để khai phá, mở rộng thị trường thực phẩm và thức uống (F&B) và các nhà cung ứng Nhật Bản đến Việt Nam trong xu hướng trên.
Khoảng 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia trưng bày, trong đó 22 nhóm gian hàng quốc tế đến từ nhiều nơi có thế mạnh về thực phẩm và nguồn nguyên liệu như khối Liên minh châu Âu, Đức, Ý, Anh, Bỉ, Na Uy, Ba Lan, Tây Ban Nha, Mỹ, Canada… Danh mục trưng bày cũng khá rộng từ bánh kẹo, thiết bị và nguồn cung ứng trà, cà phê, thực phẩm và đồ uống đến các thiết bị sử dụng trong ngành khách sạn, vật liệu đóng gói…
“Chi tiêu cho F&B hiện chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu tiêu dùng hàng tháng của người Việt Nam, với tỉ lệ 35% và tiếp tục có xu hướng tăng trong giai đoạn 2022 - 2025. Tăng trưởng này mở ra một tương lai sôi động trong ngành thực phẩm, nhà hàng và khách sạn Việt Nam", ông Jeffrey Au đánh giá.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận