07/08/2013 15:30 GMT+7

Số mẫu bún nhiễm chất phát sáng giảm mạnh

MAI HƯƠNG
MAI HƯƠNG

TTO - Khi mới rộ lên thông tin bún có chất phát sáng vào khoảng cuối tháng 6-2013, gần 100% số mẫu bún được kiểm nghiệm tại công ty Sắc ký Hải Đăng bị nhiễm tinopal. Đến tháng 7, có 46/146 mẫu nhiễm (chiếm 31,5%). Những ngày đầu tháng 8, chỉ còn 8/144 mẫu kiểm tra có tinopal (chiếm 5%).

Ngày 7-8, Hội đồng tư vấn khoa học kỹ thuật Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật TP.HCM đã tổ chức hội nghị chuyên đề về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn TP.HCM.

Hội nghị có sự tham dự của các nhà khoa học, lãnh đạo Sở Y tế, Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn TP.HCM.

nxC6iXfY.jpgPhóng to
Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn trình bày tai hội nghị - Ảnh: Mai Hương

Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP.HCM cho biết: về thông tin bún, bánh phở, bánh canh nhiễm chất phát sáng gây xôn xao dư luận, thời gian vừa qua, bằng một số kiểm nghiệm dựa trên kỹ thuật HPCL-MS/MS mới phát hiện được chất tinopal CBS-X trong các sản phẩm từ gạo. “Chất này khi đã dính trong bún là rất khó tách. Một mẫu từ lúc tách chiết cho đến lúc đưa vào máy đo mất khoảng 3 giờ. Bằng phương pháp này, chúng tôi khẳng định có tinopal trong các mẫu bún. Đây là chất huỳnh quang tăng sáng, ở các nước khác chỉ được dùng trong công nghệ sản xuất bột giặt, chất tẩy rửa, tuyệt đối không dùng trong chế biến thực phẩm, không hiểu sao ở nước ta lại có cách làm bún thế này”- giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn cho hay.

Khi mới rộ lên thông tin bún có chất phát sáng vào khoảng cuối tháng 6-2013, có gần 100% số mẫu bún được kiểm nghiệm tại công ty Sắc ký Hải Đăng bị nhiễm tinopal. Đến tháng 7, có 46/146 mẫu nhiễm (chiếm 31,5%). Những ngày đầu tháng 8, chỉ còn 8/144 mẫu kiểm tra phát hiện có tinopal (chiếm 5%).

Ông Huỳnh Lê Thái Hòa, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm TP thông tin: “Kết quả kiểm nghiệm cho thấy có 72% mẫu bún đạt yêu cầu- đó là kết quả cách đây 10 ngày, còn hiện nay thì còn tốt hơn. Tình hình đang tốt hơn từng ngày".

“Về màng bọc thực phẩm nhiễm chất hóa dẻo DEHA , khách hàng đưa cho chúng tôi 18 mẫu thì có đến 11 mẫu có nhiễm DEHA”- ông Sơn thông tin.

Kết quả kiểm tra nhiều loại thực phẩm cho thấy mức độ an toàn rất đáng báo động. Điển hình như kiểm tra nồng độ histamine trong cá điêu hồng, cá bạc má, nước mắm, đặc biệt là mắm nêm cho thấy rất cao- lên đến trên 1000ppm (trong khi quy định cho phép chỉ 200ppm). Có gần 19% mẫu thịt quay, bột màu thực phẩm bị nhiễm chất tạo màu dùng trong công nghiệp.

Ông Nguyễn Tấn Bỉnh, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM khẳng định: ngành y tế TP xác định công tác kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm không phải là việc làm thời vụ mà phải làm thường xuyên, bắt buộc. Nếu sau kiểm tra, phát hiện cơ sở nào tái phạm thì sẽ chế tài, nêu tên trên phương tiện thông tin đại chúng.

Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công thương TP cho biết trong tháng 8-2013, TP sẽ tiến hành công bố những đơn vị sản xuất bún có vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm.

Để giải quyết căn cơ vấn đề kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm, Giáo sư Sơn đề xuất TP.HCM nên đầu tư xây dựng hẳn một trung tâm kiểm nghiệm chuẩn độc lập, không làm dịch vụ kiểm nghiệm. TP cũng cần tập hợp các phòng kiểm nghiệm có nhiều kinh nghiệm, giao cho mỗi phòng chịu trách nhiệm theo dõi thường xuyên một mặt hàng nhất định như sữa, thịt, trứng, thực phẩm chế biến từ gạo, thức ăn chăn nuôi… Hàng tháng, các phòng kiểm nghiệm giao ban thông báo với các đơn vị chức năng, khi phát hiện hiện tượng bất thường có thể có biện pháp sẵn sàng ứng phó.

Về chuyện bình sữa trẻ em nhiễm chất BPA, theo các nghiên cứu ở Mỹ, chất BPA dù với lượng nhỏ cũng có thể gây tổn thương não, ảnh hưởng khả năng sinh sản, thay đổi chức năng hệ miễn dịch, về lâu dài có nguy cơ gây ung thư. Riêng các nước châu Âu đã cấm lưu hành bình sữa có chất này từ giữa năm 2011 nhưng ở Việt Nam thì chúng ta vẫn quy định mức BPA cho phép là 2,5mg/kg. Điều này cũng gây nhiều lo ngại.

Theo giáo sư Sơn, kết quả từ hệ thống cảnh báo châu Âu về chất lượng thực phẩm cho người và thức ăn chăn nuôi năm 2012, Việt Nam đang xếp thứ 13 trên thế giới với 72 lô hàng kiểm nghiệm không đạt yêu cầu (đứng đầu là Trung Quốc với 540 lô hàng không đạt chất lượng).

------------------------------------

* Tin bài liên quan:

MAI HƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp