30/06/2016 07:06 GMT+7

Số lượng thí sinh thi THPT quốc gia 2016 giảm 120.000

NGUYỄN ĐỨC NGHĨA  (ĐH Quốc gia TP.HCM)
NGUYỄN ĐỨC NGHĨA (ĐH Quốc gia TP.HCM)

TTO - Ngày mai 1-7, gần 900.000 thí sinh cả nước bước vào kỳ thi THPT quốc gia 2016. Số thí sinh đăng ký tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2016 chỉ đạt gần 890.000, giảm gần 12% (khoảng 120.000) so với năm 2015.

Hai cha con thí sinh Nguyễn Hoàng Minh Tú (Q.Gò Vấp, TP.HCM) được các bạn sinh viên tình nguyện Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) hướng dẫn đường đi đến điểm thi sáng 29-6 - 
Ảnh: NHƯ HÙNG
Hai cha con thí sinh Nguyễn Hoàng Minh Tú (Q.Gò Vấp, TP.HCM) được các bạn sinh viên tình nguyện Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) hướng dẫn đường đi đến điểm thi sáng 29-6 - Ảnh: NHƯ HÙNG

 

Đây là năm thứ hai của kỳ thi THPT quốc gia với hai mục đích: vừa dùng để xét tốt nghiệp THPT, vừa dùng làm cơ sở xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ.

Về tổ chức, kỳ thi được giữ ổn định so với năm 2015, trong đó vai trò của các trường ĐH được tăng mạnh. Có đến 70 cụm thi ĐH ở tất cả 63 tỉnh, thành phố trên cả nước (năm 2015 chỉ có 38 cụm thi ở 23 tỉnh, thành), trong khi số cụm thi tốt nghiệp giảm từ 60 xuống còn 50.

Bộ GD-ĐT vừa công bố dữ liệu đăng ký thi 2016. Các số liệu cho thấy khá rõ nét những xu hướng của thí sinh khi tham gia kỳ thi.

Thí sinh đăng ký thi giảm 12%

Số thí sinh đăng ký tham gia kỳ thi THPT quốc gia 2016 chỉ đạt gần 890.000, giảm gần 12% (khoảng 120.000) so với năm 2015.

Nguyên nhân giảm chủ yếu là do số thí sinh tự do (đã tốt nghiệp THPT từ những năm trước) giảm khá mạnh, và một phần có thể do tỉ lệ sinh năm Mậu Dần 1998 của cả nước cũng giảm.

 

Tổng số thí sinh

Thi để vừa xét TN vừa xét tuyển ĐH, CĐ

Thi chỉ để xét TN

Thi chỉ để xét

ĐH, CĐ (đã

TN từ những

năm trước)

2015

1.004.484

592.934 (59%)

279.001 (27,6%)

132.552 (13%)

2016

887.396

519.497 (59%)

286.129 (32%)

81.770 (9%)

Xét tuyển dựa theo học bạ tác động mạnh đến thí sinh

Tỉ lệ học sinh đang học lớp 12 dự thi vừa để xét tốt nghiệp, vừa để đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ ổn định ở mức xấp xỉ 60% tổng số thí sinh đăng ký thi. Tuy nhiên, tỉ lệ thí sinh đã tốt nghiệp THPT quay về thi để xét tuyển ĐH lại giảm. Đồng thời tỉ lệ học sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT tăng lên.

Những điều trên cho thấy việc xét tuyển vào ĐH, CĐ dựa trên học bạ THPT bắt đầu có tác động đến xu hướng thi của thí sinh; vì hiện có hơn 200 trường ĐH, CĐ có xét tuyển dựa trên học bạ THPT bên cạnh kết quả thi THPT quốc gia.

Tuy nhiên, việc chọn cụm thi tốt nghiệp không chỉ do cách xét tuyển bằng học bạ THPT, mà có lẽ còn phụ thuộc khá nhiều vào địa bàn cư trú và khả năng di chuyển của thí sinh. Những tỉnh có tỉ lệ học sinh dự thi chỉ để xét tốt nghiệp THPT hầu hết đều là những tỉnh có địa bàn trải rộng và ở các vùng miền núi, biên giới, hệ thống giao thông còn khó khăn.

Nếu như năm 2015 chỉ có sáu tỉnh có tỉ lệ thí sinh dự thi cụm tốt nghiệp cao hơn 50%, thì năm 2016 số tỉnh có tỉ lệ cao hơn 50% thí sinh thi tại cụm thi tốt nghiệp là 16 tỉnh, trong đó cao nhất là Hà Giang và Sơn La (72,5% và 71,5% ở năm 2016, so với 61,7% và 57,5% ở năm 2015).

 

Năm 2016

Năm 2015

Năm 2014

Toán

Bắt buộc

Văn

Ngoại ngữ

74,82% (*)

73,97% (*)

15,85%

Địa lý

49,20%

38,52%

36,22%

41,45%

46,87%

48,05%

Hóa

39,15%

45,73%

57,62%

Sinh

17,74%

28,18%

30,72%

Lịch sử

14,88%

15,30%

11,52%

(*): Năm 2015, 2016 môn ngoại ngữ là môn bắt buộc, nhưng ở các địa phương khó khăn trong tổ chức dạy môn ngoại ngữ thì có thể thay thế bằng môn thi khác.

Môn địa lý lên ngôi

Sau ba năm giảm số môn thi để xét tốt nghiệp còn bốn môn và cho phép thí sinh tự chọn môn thi ngoài những môn bắt buộc (từ năm 2014), năm nay là năm đầu tiên môn địa lý vượt qua tất cả các môn thi khác về tỉ lệ học sinh chọn môn thi. Tỉ lệ này còn cao hơn nếu chỉ tính riêng ở các cụm tốt nghiệp, có cụm lên đến 70% so với tỉ lệ chung 49,2%.

Điều này cho thấy việc được mang Atlas địa lý vào phòng thi khiến thí sinh tự tin hơn, và cũng là môn dễ kiếm điểm, bảo đảm cho xét tốt nghiệp được an toàn.

Môn vật lý và hóa học vẫn so kè, chỉ chênh nhau xấp xỉ 2%, vì là các môn đồng hành khi xét tuyển theo khối thi A truyền thống (toán, vật lý, hóa học). Phần lớn thí sinh chọn thi môn vật lý và hóa học để thi từ năm môn và dự thi ở cụm thi ĐH.

Môn sinh học có số lượng và tỉ lệ thí sinh chọn thi giảm nhiều, nhanh. Nếu chỉ căn cứ trên số liệu dễ có nhận định là học sinh đang bỏ dần môn sinh và chuyển sang chọn môn địa. Tỉ lệ học sinh chọn môn sinh tập trung cao hơn ở các cụm thi ĐH. Tuy nhiên, chúng tôi dự đoán phần lớn các học sinh chọn thi môn sinh là các học sinh giỏi và có định hướng xét tuyển vào các trường ĐH có nhóm ngành y - dược.

Môn sử tuy vẫn là môn có ít lựa chọn nhất, nhưng cũng khá ổn định ở mức xấp xỉ 15%. Dẫu sao, tỉ lệ này vẫn cao hơn nhiều so với tỉ lệ 6-8% học sinh dự thi khối C (khối thi duy nhất có môn sử) trong những năm thi tuyển sinh ĐH từ 2002-2014 trước đây.

Đồ họa lịch thi và những điều cần ghi nhớ khi vào phòng thi 
NGUYỄN ĐỨC NGHĨA (ĐH Quốc gia TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp