15/07/2019 16:01 GMT+7

Số lượng đại biểu HĐND các cấp sẽ giảm đi

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TTO - Đây là quan điểm nhận được đồng thuận giữa cơ quan soạn thảo (Chính phủ) và cơ quan thẩm tra (Ủy ban Pháp luật của Quốc hội) khi tham mưu sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương.

Số lượng đại biểu HĐND các cấp sẽ giảm đi - Ảnh 1.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị không giảm số lượng phó chủ tịch HĐND cấp tỉnh - Ảnh: LÊ KIÊN

Thảo luận dự án luật này chiều nay 15-7, chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết đa số ý kiến đại biểu Quốc hội tán thành việc cụ thể hóa chủ trương của Trung ương trong việc giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp ở từng loại đơn vị hành chính, giảm số lượng cấp phó của HĐND.

"Tuy nhiên, giảm như thế nào, giảm ở cấp nào, cơ quan nào thì ý kiến còn khác nhau. Đối với HĐND cấp huyện thì đa số ý kiến thống nhất. Đối với HĐND cấp tỉnh thì đa số ý kiến đại biểu đề nghị giữ nguyên như luật hiện hành (gồm 2 phó chủ tịch HĐND) hoặc đề nghị quy định số lượng cấp phó căn cứ vào phân loại đơn vị hành chính cấp tỉnh", ông Định nói.

Sau khi tiếp thu ý kiến đại biểu tại kỳ họp thứ 7 vừa qua, các cơ quan soạn thảo thống nhất đề xuất các phương án: Thứ nhất, giảm số lượng đại biểu HĐND các cấp ở từng loại đơn vị hành chính; giảm số lượng phó chủ tịch HĐND cấp huyện xuống còn 1 người.

Thứ hai, quy định lãnh đạo HĐND cấp tỉnh có 2 đại biểu hoạt động chuyên trách, trường hợp chủ tịch HĐND cấp tỉnh là đại biểu hoạt động chuyên trách thì bố trí 1 phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách; trường hợp chủ tịch HĐND là đại biểu hoạt động kiêm nhiệm thì bố trí 2 phó chủ tịch HĐND hoạt động chuyên trách.

Phó chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển và chủ tịch Hội đồng dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng cần cân nhắc việc giảm số lượng đại biểu cơ quan dân cử, đặc biệt là bộ máy hoạt động chuyên trách.

"Xu hướng chung là tăng cường hoạt động, hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử, đặc biệt là trong quyết định các vấn đề quan trọng và công tác giám sát, do đó tôi đề nghị cân nhắc vấn đề này", ông Hiển nói.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thì bày tỏ quan điểm cá nhân là không nên giảm số lượng phó chủ tịch HĐND tỉnh, vì có rất nhiều việc cần phải làm để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử.

Chưa tổng kết thí điểm hợp nhất 3 văn phòng giúp việc

Về nội dung quy định cơ quan tham mưu của chính quyền địa phương, chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, công nghệ và môi trường Phan Xuân Dũng nêu vấn đề: hiện nay việc hợp nhất 3 văn phòng (Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND) đang triển khai thí điểm tại 12 địa phương, cuối năm nay mới tiến hành tổng kết. Do đó chưa nên quy định trong luật vội, cứ để tổng kết, lắng nghe ý kiến từ các địa phương, sau đó sẽ chốt.

Tuy vậy, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, theo kế hoạch thì kỳ họp cuối năm nay Quốc hội đã phải thông qua dự án luật này, sau đó việc tổng kết thí điểm mô hình hợp nhất 3 văn phòng mới tiến hành.

"Như vậy luật phải quy định chung, rất khó quy định cụ thể, khó quy định cứng. Sau này tổng kết lại, nếu kết luận chỉ nhập 2 văn phòng thôi (HĐND và UBND) thì chúng ta cũng thực hiện được, và nếu quyết định nhập 3 văn phòng thì cũng thực hiện được", ông Phúc nói.

Video: Lướt tay trên màn hình cảm ứng, đại biểu HĐND bước vào kỳ họp không giấy

TTO - Sáng 11-7, kỳ họp thứ 15 HĐND TP.HCM khóa IX nhiệm kỳ 2016-2021 đã khai mạc. Điểm đặc biệt, đây là lần đầu tiên HĐND triển khai ứng dụng 'kỳ họp không giấy' vào nghị trường, phù hợp với xu hướng đô thị thông minh mà TP.HCM đang hướng tới.

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp