29/07/2023 22:58 GMT+7

Số liệu tháng 7 vừa công bố, kinh tế xuất hiện nhiều điểm sáng

Tổng cục Thống kê vừa công bố số liệu kinh tế xã hội tháng 7 và 7 tháng đầu năm nay. Một số chỉ số cho thấy nền kinh tế có dấu hiệu 'khỏe' hơn.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở hàng loạt địa phương có quy mô công nghiệp lớn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở hàng loạt địa phương có quy mô công nghiệp lớn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Sản xuất công nghiệp, bán lẻ phục hồi

Theo Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 7-2023 ước tính tăng 3,9% so với tháng trước và tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước.

So với cùng kỳ năm ngoái, ngành chế biến, chế tạo đã tăng 3,6%; ngành khai khoáng tăng 4%; ngành sản xuất và phân phối điện tăng 4,1%...

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở hàng loạt địa phương có quy mô công nghiệp lớn như Bắc Ninh (tăng 23,8%), Thái Nguyên (9%), Vĩnh Phúc (5,8%), Bình Dương (2,3%).

TP.HCM, Long An cũng tăng lần lượt 1,9% và 0,8%...

Tính chung cả 7 tháng đầu năm, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng ở 49 địa phương trên cả nước. Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp nhờ đó cũng được cải thiện. Đầu tháng 7, số lao động đã tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước.

Sản xuất nền kinh tế phục hồi khi cầu tăng trở lại. Số liệu tháng 7 cho thấy tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 512.200 tỉ đồng, chỉ tăng 1,1% so với tháng trước nhưng tăng đến 7,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Lũy kế 7 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt hơn 3,52 triệu tỉ đồng, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước.

Doanh nghiệp thành lập mới tăng, vốn FDI khởi sắc hơn

Theo cơ quan thống kê, trong tháng 7 có 13.700 doanh nghiệp thành lập mới, tuy giảm 1,2% so với tháng trước nhưng tăng 4,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Bên cạnh đó, có hơn 7.000 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, giảm 1% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm 2022. Số lượng doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 13.722, tăng hơn so với tháng trước.

Tính chung cả 7 tháng đầu năm có 131.900 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 18.800 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 113.300 doanh nghiệp, tăng 19,8% so với cùng kỳ năm trước; bình quân một tháng có 16.200 doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.

Báo cáo còn cho thấy kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 7 cải thiện, đạt 29,68 tỉ USD, tăng 0,8% so với tháng trước và giảm 3,5% so với cùng kỳ năm trước.

Về nhập khẩu, ước đạt 27,53 tỉ USD, tăng 4,4% so với tháng trước và giảm 9,9% so với cùng kỳ năm trước.  

Vốn FDI vào Việt Nam tăng trở lại cũng cho thấy dấu hiệu tích cực. Cụ thể tổng vốn FDI đăng ký tính đến ngày 20-7-2023 đạt 16,24 tỉ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Vốn thực hiện 7 tháng đầu năm ước đạt 11,58 tỉ USD, tăng 0,8%.

Trước đó, từ đầu năm 2022 đến tháng 6-2023, dòng vốn FDI vào Việt Nam liên tục giảm so với cùng kỳ. Đáng chú ý nhất, chỉ trong tháng 7, vốn đăng ký FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam đã đạt 1 tỉ USD.

Một chỉ số tích cực khác, đó là vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước tháng 7 ước đạt 58.500 tỉ đồng, tăng 28,4% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 7 tháng đầu năm, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước ước đạt hơn 291 nghìn tỉ đồng, bằng 41,3% kế hoạch năm và tăng 22,1% so với cùng kỳ năm trước.

Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng khoảng 5-5,2% trong năm 2023Kinh tế Việt Nam được dự báo tăng trưởng khoảng 5-5,2% trong năm 2023

Nhiều định chế tài chính đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng của kinh tế Việt Nam trong năm 2023, sau tình hình 6 tháng đầu năm nhiều thách thức.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp