31/03/2023 19:56 GMT+7

Sở Giao thông vận tải hồi đáp về nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1, Bình Phước 1

Sở Giao thông vận tải TP.HCM vừa có phản hồi bài viết "Nâng tĩnh không cầu, cần cân nhắc nhiều phương án" đăng trên báo Tuổi Trẻ vào ngày 14-3.

Sở Giao thông vận tải hồi đáp về nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1, Bình Phước 1 - Ảnh 1.

Cầu Kinh Thanh Đa (quận Bình Thạnh, TP.HCM) có độ tĩnh không thấp nên các phương tiện giao thông đường thủy phụ thuộc vào dòng chảy thủy triều (ảnh chụp ngày 13-3) - Ảnh: THANH TRÍ

Trước đó, bài viết "Nâng tĩnh không cầu, cần cân nhắc nhiều phương án" cho rằng cần nghiên cứu lại việc nâng tĩnh không chỉ hai cầu Bình Phước 1 (nối TP Thủ Đức với quận 12) và cầu Bình Triệu 1 (nối Thủ Đức với quận Bình Thạnh) lên 7m vẫn sẽ không đủ thông tuyến sông Sài Gòn. 

Các đơn vị cần cân nhắc nâng tĩnh không cầu Kinh (khu vực Thanh Đa), đồng thời tính toán kinh phí hợp lý nhất. 

Chia sẻ về vấn đề này, ông Phan Công Bằng - phó giám đốc Sở Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết việc nâng tĩnh không cầu Bình Triệu 1 (kinh phí hơn 133 tỉ đồng) và cầu Bình Phước 1 (gần 112 tỉ đồng) được trình HĐND TP.HCM thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp trong tháng 3-2023. 

Thời gian qua, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cùng các đơn vị đã nghiên cứu kỹ về luồng tuyến trên sông Sài Gòn cũng như nhu cầu hoạt động vận tải thủy, du lịch thủy trên tuyến này. Từ đó xác định việc nâng tĩnh không hai cầu này là cấp thiết, cần sớm triển khai thực hiện. 

Trong đó, cầu Bình Phước 1 thông xe năm 2003, dài gần 480m, rộng hơn 11m nhưng tĩnh không cầu chỉ khoảng 6m nên gây khó khăn cho tàu thuyền qua lại. 

Tháng 8-2022, dầm thép nhịp chính cầu Bình Phước 1 bị biến dạng sau khi bị phương tiện đường thủy va chạm. Đến nay xe trọng tải lớn vẫn bị cấm đi qua cầu Bình Phước 1 để đảm bảo an toàn.

Cầu Bình Triệu 1 xây trước năm 1975, được sửa chữa và mở rộng năm 2010, tĩnh không cầu chỉ 5,5m gây khó khăn rất lớn trong vận chuyển hành khách cũng như hàng hóa bằng đường thủy nội địa.

Sông Sài Gòn là tuyến vận tải đường thủy nội địa quan trọng trong mạng lưới giao thông thủy tại khu vực Đông Nam Bộ, phục vụ vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương đến các cảng biển khu vực TP.HCM và khu bến Cái Mép (cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu).

Tuy nhiên, do tĩnh không thấp, nhiều cầu bắc qua sông Sài Gòn đang là trở ngại với tàu thuyền, kìm hãm phát triển đường thủy.

Ông Bằng nói thêm, hiện hầu hết cầu cùng luồng tuyến thuộc tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước... đều đã có tĩnh không phù hợp. Do đó, cầu Bình Phước 1 và Bình Triệu 1 cũng cần phải đồng bộ. 

Nếu được HĐND TP.HCM thông qua, cả hai cây cầu được nâng tĩnh không lên 7m và hoàn thành trong năm 2024 giúp tàu thuyền qua lại dễ dàng, thúc đẩy phát triển giao thông thủy ở TP.HCM và liên tuyến với các tỉnh lân cận.

TP.HCM rất có tiềm năng, lợi thế lớn về hệ thống sông ngòi với 110 tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy, bao gồm tuyến đường thủy nội địa, tuyến hàng hải (tổng chiều dài hơn 975km) cùng hệ thống cảng biển, cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa rải khắp trên địa bàn.

Thời gian qua, nhiều tuyến đường sông, biển đã được khai thác vận chuyển hành khách, hàng hóa, phát triển du lịch... nhưng vẫn chưa xứng với tiềm năng, nguyên nhân một phần do tĩnh không cầu thấp.

Trong 92 tuyến đường thủy nội địa địa phương và 5 tuyến đường thủy nội địa quốc gia, có tổng cộng 218 cầu thì 102 cầu không đảm bảo tĩnh không, khẩu độ cần có.

Nâng tĩnh không cầu, cần cân nhắc nhiều phương ánNâng tĩnh không cầu, cần cân nhắc nhiều phương án

TP.HCM dự kiến chi hơn 245 tỉ đồng để nâng tĩnh không hai cầu bắc qua sông Sài Gòn. Việc này liệu có đủ để tàu thuyền đi lại dễ dàng hơn trên tuyến đường thủy này?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp