05/08/2013 15:48 GMT+7

S.M. Entertainment: nhà tác tạo K-pop

MINH ĐĂNG
MINH ĐĂNG

TTO - S.M. Entertainment là công ty giải trí đầu tiên tại Hàn Quốc khai sinh ra làn sóng K-pop lan rộng khắp châu Á, với giá trị vốn hóa thị trường đạt 660 triệu USD.

2EP3h92z.jpgPhóng to

Dàn nghệ sĩ chủ chốt của S.M Entertainment tạo nên làn song K-pop - Ảnh: Forbes

Mô hình kinh doanh của S.M được Forbes đánh giá "gà đẻ trứng vàng". Năm 2012, lãi ròng tăng gần gấp đôi đạt 38 triệu USD, doanh thu tăng 82% đạt 225 triệu USD. Tập đoàn lên sàn năm 2000 nay đã có vốn hóa thị trường lên đến 660 triệu USD, bỏ xa đối thủ gần nhất là YG Entertainment - công ty đã đưa tên tuổi ca sĩ Psy với bản hit "Gangnam Style" lên hàng siêu sao.

Tất cả đã giúp S.M góp mặt trong bảng xếp hạng 200 công ty niêm yết chứng khoán tốt nhất khu vực châu Á-TBD của Tạp chí Forbes Asia, với doanh thu hàng năm đạt dưới 1 tỉ USD.

"Bands as Brands" - chìa khóa thành công

Người đàn ông đứng đằng sau S.M. Entertainment là Lee Soo-Man 61 tuổi. Ông chỉ là một ca sĩ hát rock, kiêm nhạc đồng quê tương đối thành công, nhưng lại là bậc thầy kinh doanh. Trong năm 1995, ông chính thức mở hãng thu âm và đào tạo tài năng mang họ của mình.

Ông Mark Russell - tác giả cuốn sách "Pop Goes Korea" nhận định việc gia nhập sớm là bí quyết giúp S.M tấn công vào thị trường châu Á lớn gấp 20 lần thị trường nội địa. Hiện S.M có văn phòng ở Nhật Bản, Hàn Quốc, Hongkong, Thái Lan và Mỹ. Một trong những phần quan trọng trong quá trình đào tạo của S.M là các lớp ngoại ngữ.

Từ khi thành lập, S.M hoạt động theo hướng xây dựng hoạt động cho các ca sĩ chứ không chỉ đơn thuần ký hợp đồng với họ. Năm 2010, ông Lee Soo-Man rút khỏi Hội đồng quản trị nhưng vẫn là cổ đông lớn nhất, kiểm soát 21,3% cổ phần trị giá 160 triệu USD.

Khởi động hiện tượng K-pop từ những năm 1990, S.M hoàn thiện mô hình sản xuất âm nhạc với những khóa đào tạo xây dựng phong cách chuyên nghiệp cho “gà nhà”, tung ra các con át chủ bài "công phá" bảng xếp hạng Top 40 cùng các tour lưu diễn khắp châu Á, và hơn thế nữa. Đối với từng dịch vụ, mỗi năm S.M nhận được 300.000 hồ sơ nộp đơn của từ 9 quốc gia.

S.M hợp tác với 400 nhạc sĩ trên tòa thế giới và mua lại 12.000 bài hát/năm. Từ năm 2010 đến năm 2012, các ca sĩ của công ty đã trình diễn trước tổng cộng 2,5 triệu khán giả. Trang YouTube của tập đoàn cũng cán mốc 1.000 lượt xem/giây.

“Đại bản doanh” phục vụ quá trình đào tạo của S.M tọa lạc lại thành phố Gangnam rộng 2.550 m2. Nhóm nhạc K-pop đầu tiên bước ra từ "nhà máy" S.M là boyband H.O.T vào năm 1996. Nhóm nổi tiếng với dòng nhạc dance sôi động, phong cách hợp thời, vượt qua các thể loại nhạc đồng quê, rock hay những bài ca phản kháng ngày xưa.

Tiếp nối sau đó là những siêu sao: nhóm nhạc nữ đầu tiên của K-pop S.E.S., BoA, TVXQ, Super Junior và Girls’ Generation. Quá trình "sản xuất" những nhóm nhạc trên rất gian khổ.

"Mỗi ngày của tôi bắt đầu vào 7g sáng, học nhảy với 2 biên đạo múa khác nhau, luyện thanh, tập cách giao tiếp trước máy quay, cách tiếp cận khán giả. Thậm chí, bất kỳ lỗi nào cũng đều phải ở lại tập đến khuya với các bài nhảy", Brian Joo - thành viên 32 tuổi mang hai dòng máu Hàn-Mỹ thuộc S.M với nghệ danh nghệ danh Hwanhee nhóm nhạc "Fly To The Sky" chia sẻ.

S.M sở hữu chìa khóa mở cửa thành công: Công ty đầu tiên tại Hàn Quốc khai thác thị trường "Bands as Brands" (tạm dịch "Ban nhạc là Thương hiệu"), theo nhận định của Bernie Cho - cựu Giám đốc điều hành MTV và hiện đang là Chủ tịch Công ty giải trí DFSB Kollective tại Seoul.

Giống như các tập đoàn sản xuất của Hàn Quốc, ông Lee nhận ra lợi nhuận khủng ở nước ngoài. Khi S.M hòa vào làn sóng Hàn Quốc - văn hóa nhạc pop lan rộng khắp châu Á thì nó trở thành thương hiệu Hàn Quốc đầu tiên gia nhập với các thành viên ngoại quốc, nổi bật là Avex Group (Nhật Bản).

Hệ lụy lạm dụng “sản phẩm” âm nhạc

Bảy năm trước, với hệ thống băng thông rộng và cơ sở hạ tầng điện điện thoại hiện đại, Hàn Quốc đã trở thành quốc gia đầu tiên có doanh thu kinh doanh nhạc số vượt doanh số bán hàng thực tế. Nhưng chính doanh thu kỹ thuật số bùng nổ đã làm tổn thương giá cả, khi mà các cửa hàng kinh doanh nhạc trực tuyến phải vật lộn với nạn ăn cắp bản quyền bằng biện pháp giảm giá.

Do đó với lợi nhuận bán nhạc bị bốc hơi, S.M đã bắt đầu khai thác "gà" của mình ở mức độ rộng hơn. Tận dụng hình ảnh sạch của thần tượng, các ca sĩ nhạc pop ký hợp đồng sản phẩm, xuất hiện trên truyền hình, các buổi trình diễn... Doanh thu các show diễn cùng những sản phẩm hàng hóa liên quan đến họ đem lại thu nhập chính cho tập đoàn.

Cỗ máy tiếp thị K-pop của S.M. Entertainment được đặt tại Lotte Young Plaza, trung tâm thủ đô Seoul. Trong vòng 2 tháng, hãng thu âm và phát triển tài năng âm nhạc hàng đầu Hàn Quốc đẩy mạnh hoạt động mới nhất của mình với tấm banner khổng lồ treo tại tòa nhà 6 tầng PR thương hiệu nhóm nhạc nam (boyband) EXO, sẽ tấn công thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc.

S.M sử dùng tầng trệt như một cửa hàng hoành tráng bán tất tần tật mọi thứ, từ túi xách, quần áo, bưu thiếp đến các đĩa CD của những nhóm nhạc "đinh" Girls’ Generation, Super Junior và một số nhóm khác của công ty. Có nhiều người hâm mộ (fan) mua hàng lố những CD giống nhau của Girls’ Generation, chỉ khác duy nhất ở vỏ bìa.

Nhưng chất lượng sản xuất của S.M - phong cách K-pop đang làm một số khán giả khó chịu. "Về phần nhạc, chúng tôi muốn xem nghệ sĩ, chứ không phải là những teenyboppers (những cô gái sính mốt) hát những thể loại bubblegum pop (một thể loại con của thể loại pop với giai điệu sôi động thường được các thanh thiếu niên ưa chuộng)", huyền thoại nhạc đồng quê Hahn Dae-Soo - người được mệnh danh là John Lennon của Hàn Quốc - bày tỏ quan điểm.

Trong khi say men chiến thắng khắp châu Á, các cô cậu ca sĩ xinh đẹp của K-pop lại không phải là món khoái khẩu ở thị trường phương Tây. Ông Daniel Tudor - tác giả cuốn sách "Korea: The Impossible Country" cho rằng "K-pop bị kiểm soát quá nhiều, các công ty lớn xem âm nhạc như sản phẩm!".

Thậm chí S.M còn hứng chịu nhiều phê bình hơn. "Giống như các chaebol, S.M rất bí mật và không nhiều lời. Hoạt động kinh doanh của họ trong quá khứ rất nhiều nghi vấn, như vấn đề hợp đồng, những người trẻ không biết rõ liệu họ sẽ tham gia những hoạt động gì. Thực tế, S.M đã bị ảnh hưởng bởi khá nhiều vụ kiện và những "cuộc đào tẩu" của các nghệ sĩ trong nhiều năm qua.

Để dành cho giai đoạn cuối năm

Năm 2013 là một năm đầy thách thức đối với S.M, dù những khó khăn đó không đủ khắc nghiệt khiến nó trượt khỏi vị trí 5 sao và một lần nữa vẫn trụ lại danh sách loại ưu của Forbes. Cổ phiếu giảm 23% trong vòng 12 tháng, lợi nhuận trong quý I-2013 giảm 30% so cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân phần lớn do đồng yen của Nhật suy yếu, cộng với không có nhiều sự kiến lớn được tổ chức tại thị trường lớn nhất của K-pop - Nhật Bản - trong suốt thời gian qua.

Các nhà phân tích kỳ vọng lợi nhuận ròng năm 2013 tăng 22% so với năm trước, đạt 40,2 triệu USD, theo số liệu trung bình của Bloomberg Finance. Với doanh thu được cho sẽ tăng 11%, đạt 166 triệu USD, Samsung Securities cho biết S.M đang chuẩn bị đợt công phá với hàng loạt hoạt động mới, trong khi các đài truyền hình mới và dịch vụ viễn thông sẽ giúp cung cấp những kênh bán hàng mới.

Theo Forbes

MINH ĐĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp