28/07/2024 21:18 GMT+7

Sinh viên y khoa biên soạn, tặng cộng đồng hơn 2.000 cẩm nang sơ cấp cứu

Thấy người dân chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận kiến thức về sơ cấp cứu ban đầu, nhóm sinh viên lớp cấp cứu ngoại viện (Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) đã biên soạn cuốn cẩm nang sơ cấp cứu gửi tặng miễn phí cho cộng đồng.

Gần 2.000 cuốn cẩm nang đã được các bạn sinh viên Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch gửi tặng cộng đồng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Gần 2.000 cuốn cẩm nang đã được các bạn sinh viên Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch gửi tặng cộng đồng - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Chiều 28-7, các bạn sinh viên CLB Cấp cứu ngoại viện (Trường đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch) đã đến ký túc xá sinh viên Lào tại TP.HCM để trao 100 cuốn cẩm nang sơ cấp cứu do chính các bạn trong CLB tự biên soạn.

Cẩm nang tặng, không bán

Sau gần 2 tháng biên soạn, cẩm nang đã được phát hàng vào cuối tháng 5-2024 với hơn 2.000 cuốn. Sách được Nhà xuất bản Tổng Hợp TP.HCM phát hành và nhóm đặt mục tiêu trao tặng cho cộng đồng chứ không bán.

Trước đó, các thành viên trong CLB đã tổ chức các chuyên đề sơ cấp cứu, đi đến Trường đại học Luật TP.HCM, Trường đại học Nguyễn Tất Thành, Trường đại học Ngoại ngữ - Tin học, Trường đại học Sài Gòn… để hướng dẫn các kỹ năng sơ cấp cứu cơ bản và gửi trao sách miễn phí.

Ngoài ra, nhóm còn đến UBND phường 8 (quận 10), Ban chỉ huy quân sự quận 5, ký túc xá sinh viên Lào và các trung tâm hỗ trợ trẻ khuyết tật để hướng dẫn cách sơ cứu vết thương, hồi sức tim phổi, đột quỵ...

Tính tới thời điểm hiện tại, nhóm đã trao hơn 2.000 cuốn cẩm nang y tế đến tay người dân, sinh viên đang sinh sống và học tập trên địa bàn TP.HCM.

Nguyễn Trọng Phúc, thành viên nhóm, cho biết trong quá trình thực hành tại khoa cấp cứu ở các đơn vị, Phúc đã chứng kiến nhiều trường hợp đáng tiếc khi không biết sơ cứu dẫn đến kéo dài thời gian điều trị của người bệnh.

"Có lúc nạn nhân được đưa đến bệnh viện trong tình trạng không cầm máu, không biết cách ép tim, từ đó không cứu sống nạn nhân. Vì thế, chúng tôi mong muốn phổ cập kiến thức đến với mọi người nhiều hơn để từ đó ai cũng có thể sẵn sàng giúp người bị nạn.

Cuốn cẩm nang của nhóm đã tinh gọn những bước cơ bản, với những hình ảnh, chú thích cận với thực tế để mọi người dễ hình dung", Phúc nói.

Trà Mi, thành viên nhóm, chia sẻ: "Cuốn cẩm nang hướng đến sơ cấp cứu ban đầu, để người dân biết cách tiếp cận nạn nhân, hướng xử trí hợp lý. Chúng tôi đã áp dụng các môn học như cấp cứu ngoại viện, môn giải phẫu, sinh lý, môn tiếp cận tai nạn thương vong, môn thảm họa… xử lý tối giãn từ ngữ để người đọc dễ hiểu".

Các bạn lưu học sinh Lào được hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Các bạn lưu học sinh Lào được hướng dẫn sơ cấp cứu ban đầu - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trực tiếp hướng dẫn người dân sơ cấp cứu ban đầu

Trọng Phúc chia sẻ: "Khi trực tiếp xuống các đơn vị, chúng tôi sẽ hướng dẫn những tình huống cần thiết và quan trọng như hồi sinh tim phổi, cầm máu. Ở địa phương, chúng tôi sẽ thêm nội dung về đột quỵ với người từ 40 tuổi trở lên. Chúng tôi thực hành trên sân khấu, để sinh viên lên làm mẫu và nếu có thời gian sẽ hướng dẫn từng người".

Cuốn cẩm nang hiện có 47 trang, với 16 nội dung, do Nhà xuất bản Tổng Hợp TP.HCM phát hành. Mỗi nội dung được ghi chú cẩn thận từng bước xử lý tai nạn, kèm hình ảnh và đồ họa dễ hiểu để người dân dễ dàng tiếp cận.

Inthisaeng Pouna (lưu học sinh Lào) bộc bạch: "Đây là lần đầu tiên tôi được tiếp cận những kiến thức sơ cấp cứu ban đầu. Tôi thấy cuốn sách này rất có ý nghĩa.

Hôm nay chúng tôi được các bạn hướng dẫn và biết được chó cắn, rắn cắn, ngưng tim, ngưng thở phải cấp cứu như thế nào cho hợp lý. Nếu trong tương lai gặp một bệnh nhân bị tai nạn trên đường hay một chỗ nào đó, chắc chắn tôi sẽ cấp cứu được".

Sẽ tái bản, bổ sung cẩm nang

Sắp tới nhóm sẽ cố gắng phổ cập kiến thức sơ cấp cứu không chỉ trong địa bàn TP.HCM mà còn phối hợp với các đơn vị để lan rộng ra các tỉnh.

Ở những lần tái bản sau, nhóm sẽ viết bổ sung đa dạng tình huống hơn nữa, với ước mong cho người dân biết cách sơ cấp cứu kịp thời, để không còn ai bị rơi vào tình huống nguy kịch.

Tôi đi học thoát hiểm và sơ cấp cứuTôi đi học thoát hiểm và sơ cấp cứu

TTO - Tôi quyết định "tầm sư" học sơ cấp cứu và học cách thoát hiểm, trước là để cứu mình.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp