Bà (thứ hai, từ phải) cùng các diễn giả chia sẻ tại buổi tọa đàm - Ảnh: NGỌC HIỂN
Ông Andree Mangels, tổng giám đốc Adecco Vietnam, cho rằng điểm số học tập của sinh viên Việt Nam thường rất cao so với sinh viên các nước, đặc biệt về toán học. Tuy nhiên, các nhà tuyển dụng nhận thấy sinh viên Việt Nam học quá nhiều, lại thiếu kỹ năng mềm.
Theo ông Andree Mangels, trong thời đại công nghệ 4.0, trí tuệ nhân tạo có thể thay thế những công việc mang tính lặp đi lặp lại, nhưng máy móc không thể thay thế được của con người. Máy móc có thể tính toán ra được các con số, nhưng để hiểu được những con số đó vẫn phải cần những người giỏi.
Ông Andree Mangels khuyên các sinh viên Việt Nam cần tham gia các hoạt động xã hội, phải đi làm thêm để tăng , khả năng giao tiếp cũng như các kỹ năng mềm, thay vì chỉ đầu tư vào việc học.
Tương tự, nhà ngoại giao đặt câu hỏi với hàng trăm sinh viên rằng "Liệu robot có thay thế được một nhà ngoại giao không?". Theo bà Ninh, robot chỉ là công cụ hỗ trợ chứ không thể thay thế nhà ngoại giao. Có những ngành nghề robot chỉ tác động gián tiếp chứ không phải ngành nghề nào robot cũng là mối đe dọa trực tiếp.
Bà Ninh cho rằng khi ra môi trường quốc tế, sinh viên Việt Nam có thể trình bày một bài thuyết trình rất tốt, nhưng khi tranh luận lại rất rụt rè, trở thành người thua cuộc. Do đó, điều mà nhà ngoại giao này mong muốn ở sinh viên là phải nâng cao tư duy phản biện, luôn luôn sẵn sàng đặt câu hỏi để lật ngược một vấn đề để nâng tầm sinh viên Việt.
Ngoài buổi tọa đàm, sinh viên còn được nghe các diễn giả là các chuyên gia uy tín trong lĩnh vực công nghệ, khởi nghiệp chia sẻ những kiến thức, kỹ năng bắt kịp sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận