05/04/2025 10:07 GMT+7

Sinh viên tầm sư học... nói

Kỹ năng nói, đặc biệt là nói trước đám đông, đang được sinh viên đầu tư học nghiêm túc như một môn học nền tảng.

sinh viên - Ảnh 1.

Thầy Huỳnh Sang và các học viên trong một lớp luyện giọng - Ảnh: NVCC

Nhiều sinh viên chủ động theo học các khóa luyện nói, từ lớp học chính quy đến câu lạc bộ tranh biện với mục tiêu không những để vượt qua nỗi sợ đứng trước đám đông mà còn để làm chủ giọng nói - một kỹ năng được xem là "vũ khí mềm" trong hành trình chinh phục sự nghiệp.

Kỹ năng nói, đặc biệt là nói trước đám đông, đang được sinh viên đầu tư học nghiêm túc như một môn học nền tảng. Nhiều sinh viên chia sẻ họ tin tưởng khả năng diễn đạt rõ ràng, thuyết phục đang trở thành điểm cộng quan trọng cho bản thân khi tìm việc sau này.

Không chỉ là học nói

Trần Mỹ Linh - 21 tuổi, sinh viên Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia TP.HCM) - từng nhiều lần "khớp mic" trong các buổi thuyết trình nhóm vì không biết diễn đạt sao cho gãy gọn, rõ ý. Linh bỏ tiền để học một khóa online về nói chuyện trước đám đông (public speaking).

"Lúc đầu mình học chỉ để đỡ run nhưng càng luyện mới thấy kỹ năng này giúp mình tư duy mạch lạc hơn hẳn. Học nói thực chất là học cách sắp xếp suy nghĩ và thuyết phục người khác hiểu điều mình đang nghĩ" - Linh nhớ lại.

Linh chia sẻ nhiều bạn bè của mình cũng muốn tìm đến các lớp kỹ năng mềm hoặc lớp luyện giọng chuyên biệt để cải thiện khả năng giao tiếp, đặc biệt trong bối cảnh phỏng vấn xin việc, trình bày dự án hay đơn giản là... gây ấn tượng trong mắt nhà tuyển dụng.

Tại Trường cao đẳng Phát thanh - Truyền hình II (TP.HCM), các lớp luyện giọng, MC, phát thanh thường đông người đăng ký. Trong số đó nhiều bạn đến với lớp không phải nhất thiết để trở thành những người dẫn truyền hình, phát thanh viên. Đôi lúc đơn giản chỉ là để nói hay hơn, thông qua học các kỹ thuật như điều chỉnh cột hơi, tốc độ nói đến xử lý giọng vùng miền hay điều chỉnh cho thông điệp rõ ràng hơn.

Trần Thị Quỳnh Như - 21 tuổi, sinh viên Trường cao đẳng Kinh tế TP.HCM - từng nhiều lần nghi ngờ bản thân vì bị nhận xét có giọng nói mỏng, nhẹ và thiếu cảm xúc. Vậy là Như "tầm sư" để có thể nói tốt hơn. Trong một tháng đầu, Như được hướng dẫn kiểm soát hơi thở, kết hợp với đó là tăng cường biểu cảm qua từng câu nói.

"Lúc đầu em buồn và nản lắm nhưng sau hơn một tháng mọi thứ bắt đầu sáng sủa hơn", Như tâm sự.

Thực hành trong câu lạc bộ

Tất nhiên không phải sinh viên nào cũng có điều kiện đăng ký các khóa học. Đó cũng là lý do vì sao câu lạc bộ tranh biện đang nở rộ trong các trường học, trở thành "phòng tập nói" thực tiễn, giàu tương tác và miễn phí cho sinh viên.

Nguyễn Minh Đức - 19 tuổi, hiện là sinh viên Học viện Ngoại giao - từng là một học sinh im lặng trong mọi hoạt động nhóm. Nhớ lại vào năm lớp 10, Đức quyết định thử sức với CLB tranh biện LHP Debate Club - MAPLE Debate. Đây là một CLB tranh biện của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong, TP.HCM.

"Lúc đầu mình run rẩy mỗi khi mở lời. Nhưng ở CLB ai cũng từng như vậy. Mình học được cách phản biện, cách lắng nghe và đặc biệt là cách đứng vững khi bị đặt câu hỏi bất ngờ", Đức nói.

Không như các buổi thuyết trình lớp học thường mang tính hình thức, các buổi tranh biện đòi hỏi người tham gia phải thực sự nắm vững lập luận, xử lý tình huống linh hoạt và thể hiện được cá tính.

Đức chia sẻ: "Nói không còn là việc đọc thuộc mà là kỹ năng chiến đấu bằng lý lẽ. Sau nhiều buổi tranh biện căng thẳng mình thấy mình nói rõ hơn, không còn sợ khán giả nữa".

Cũng nhờ những buổi rèn luyện "vỡ giọng" này, Đức có nền tảng vững vàng để học tốt môn kỹ năng dẫn chương trìnhk ở đại học. "Mình không nghĩ CLB hồi phổ thông lại giúp mình nhiều đến thế. Bây giờ nếu cần thuyết trình dự án hay làm MC sự kiện nhỏ mình đều xung phong", Đức nói.

Nên rèn luyện ra sao?

ThS Tiêu Minh Sơn, giảng viên môn kỹ năng công dân toàn cầu Trường đại học Văn Lang, cho rằng hiện nay sinh viên đại học ngoài học kiến thức chuyên ngành còn được yêu cầu trang bị nhiều kỹ năng mềm. Đây là yếu tố được xem là không thể thiếu trong môi trường học tập và làm việc hiện đại.

Nhiều trường đại học đã triển khai các chương trình giáo dục kỹ năng công dân toàn cầu, trong đó tập trung vào bốn nhóm kỹ năng cốt lõi: kỹ năng truyền thông, hợp tác, tư duy phản biện và sáng tạo.

Tùy theo chiến lược đào tạo, một số trường lồng ghép các kỹ năng này vào các môn học chung hoặc hoạt động ngoại khóa. Một số khác chọn cách thiết kế thành học phần độc lập, có khung chương trình và chuẩn đầu ra rõ ràng. Dù ở hình thức nào các trường đều nhận thấy đây là những kỹ năng nền tảng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực tương lai.

"Sinh viên có thể chủ động rèn luyện kỹ năng giao tiếp từ sớm thông qua các hoạt động nhóm, thuyết trình trên lớp hoặc tham gia các câu lạc bộ học thuật và tranh biện. Giọng nói, cách trình bày ý tưởng cũng là yếu tố tạo nên thương hiệu cá nhân vì vậy nếu được đầu tư đúng cách, kỹ năng giao tiếp sẽ trở thành lợi thế bền vững trong học tập và sự nghiệp sau này", ông Sơn nói.

Lợi thế của giao tiếp tốt

Giảng viên luyện giọng Huỳnh Sang cho rằng sự gia tăng nhu cầu học kỹ năng nói trước đám đông xuất phát từ nhiều yếu tố.

"Thế hệ gen Z hiện nay đông hơn, nhu cầu lớn hơn. Khi có điều kiện tốt hơn ai cũng mong muốn hoàn thiện mình và sẵn sàng bỏ công sức, tiền bạc... để học tập, rèn luyện. Họ nhận thức rằng kỹ năng giao tiếp tốt sẽ làm tăng mức độ tin cậy và hiệu quả công việc", ông Sang nhận định.

Sinh viên "tầm sư" học... nói - Ảnh 2.Rèn luyện 7 kỹ năng giúp trẻ biết tôn trọng, bớt la hét

Học các kỹ năng xã hội là một phần quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Kỹ năng xã hội tốt giúp trẻ tương tác tích cực với người khác, truyền đạt nhu cầu, mong muốn và cảm xúc của mình một cách hiệu quả.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0

Tuổi Trẻ Online Newsletters

Đăng ký ngay để nhận gói tin tức mới

Tuổi Trẻ Online sẽ gởi đến bạn những tin tức nổi bật nhất

Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp