01/07/2019 20:52 GMT+7

Sinh viên ở Sài Gòn nghe chuyện đời của nhà khoa học Đài Loan đạt giải Nobel

TRỌNG NHÂN
TRỌNG NHÂN

TTO - Đi làm nghiên cứu sinh chỉ được người hướng dẫn hỏi câu 'Bước kế tiếp là gì?', còn tất cả đều phải tự mày mò. Đó là chia sẻ của ông Yuan Tseh Lee - người Đài Loan đầu tiên đạt giải Nobel.

Sinh viên ở Sài Gòn nghe chuyện đời của nhà khoa học Đài Loan đạt giải Nobel - Ảnh 1.

Ông Yuan Tseh Lee (thứ 2 từ phải qua) tại buổi nói chuyện cùng sinh viên TP.HCM - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Trong buổi trò chuyện với sinh viên ĐH Khoa học tự nhiên - ĐHQG TP.HCM, ông Lee kể rằng trong suốt khoảng thời gian làm nghiên cứu sinh tại ĐH California (Mỹ), ông rất ngạc nhiên khi người hướng dẫn chỉ hỏi duy nhất một câu "Bước kế tiếp là gì?" hay "Anh định làm gì tiếp theo?". 

"Đa phần mỗi câu hỏi tôi đặt ra đều nhận lại là một câu hỏi khác của giáo sư hướng dẫn và tôi phải là người liên tục nghiên cứu để tìm ra đáp án cho các vấn đề của mình" - ông Lee nhớ lại - "Luôn đặt ra các câu hỏi để giải quyết, qua đó tìm ra những bước tiến mới cho xã hội là nhiệm vụ của các nhà khoa học".

Sinh viên ở Sài Gòn nghe chuyện đời của nhà khoa học Đài Loan đạt giải Nobel - Ảnh 2.

Ông Yuan Tseh Lee là người Đài Loan đầu tiên đạt giải Nobel (1986) - Ảnh: TRỌNG NHÂN

Trong buổi nói chuyện, ông Lee cũng đã chia sẻ về thời niên thiếu của mình, từ những ngày vừa đi học, vừa phải sống trong hầm tránh bom thời Thế chiến thứ II, đến khi bắt gặp niềm đam mê nghiên cứu khoa học qua những trang sách về Leonardo Da Vinci hay Marie Curie, những kỷ niệm đáng nhớ khi trở thành một cậu sinh viên, cho đến một nhà hóa học đoạt giải Nobel. 

Ông cũng chia sẻ những quan điểm về một nhà khoa học có trách nhiệm, giữa việc phát minh phục vụ cho sự tiến bộ và cân bằng với môi trường sống. 

"Năng lượng mặt trời sẽ là một trụ cột cho nền năng lượng trong tương lai, giúp hạn chế biến đổi khí hậu" - ông Lee nhấn mạnh.

Yuan Tseh Lee (sinh năm 1936) là nhà hóa học nổi tiếng ở Đài Loan, từng nhận giải Nobel Hóa học năm 1986, cùng với các giáo sư Dudley Herschbach và John Polanyi vì những đóng góp của họ về động lực học của các quá trình hóa học cơ bản. 

Từ tháng 1-1994 đến 10-2006, ông làm viện trưởng Viện Nghiên cứu trung ương của Đài Loan, và góp công lớn vào sự phát triển của nền khoa học nước này.

Nhà khoa học đoạt Nobel chế tạo khối phổ kế nhỏ nhất thế giới

TTO - Khối phổ kế nhỏ nhất thế giới do nhà khoa học giành giải Nobel năm 2002 chế tạo và được kỳ vọng giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu dược phẩm.

TRỌNG NHÂN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp