13/06/2005 11:13 GMT+7

Sinh viên nước ngoài làm thêm ở Việt Nam

Theo Thanh Niên
Theo Thanh Niên

Cũng lo lắng về chuyện học hành, thi cử, cũng tất bật làm thêm để học hỏi kinh nghiệm sống và trang trải chuyện học hành... đó là các bạn sinh viên nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.

rptqaMbV.jpgPhóng to
Gnovksamai (phải) và Chanhpheng tại ký túc xá của sinh viên Lào
Cũng lo lắng về chuyện học hành, thi cử, cũng tất bật làm thêm để học hỏi kinh nghiệm sống và trang trải chuyện học hành... đó là các bạn sinh viên nước ngoài đang học tập tại Việt Nam.

1.001 kiểu làm thêm

"Đừng nghĩ sinh viên nước ngoài là không lo làm thêm. Mặc dù có học bổng, nhưng tụi mình vẫn muốn kiếm thêm tiền và có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn với... người Việt" - Saimany Gnovksamai, người Lào, học viên cao học khoa Luật hành chính, Đại học Luật TP.HCM bắt đầu câu chuyện bằng giọng nói thoảng chất miền Trung và vốn tiếng Việt rất lưu loát.

Vốn là nhân viên được cơ quan cử đi học, nên hằng tháng Gnovksamai vẫn đều đặn nhận học bổng. Tuy nhiên, máu hiếu động và muốn hòa nhập nhanh với cuộc sống đã khiến Gnovksamai xin ngay một chân phục vụ kiêm phiên dịch tại nhà hàng Lào khi vừa sang TP.HCM được vài tháng. Lúc này, vừa học tiếng Việt, vừa làm phiên dịch, xem ra đây là công việc tiện cả đôi bề đối với Gnovksamai. "Nhưng có lẽ thức ăn Lào cay quá, nên người Sài Gòn ăn không quen", Gnovksamai cười cười cho biết lý do nhà hàng đóng cửa và... chàng ta chuyển qua tìm việc khác.

Giờ thì Gnovksamai nổi tiếng trong giới sinh viên Lào lắm rồi. Vì với vốn tiếng Việt lưu loát và lối nói chuyện hoạt ngôn, Gnovksamai đang là cộng tác viên hướng dẫn du lịch của Dalattourist. Mỗi lần thi xong, có tour, Gnovksamai lại đi cả tuần. "Mệt lắm, nhưng bù lại được biết thêm nhiều điều về văn hóa, lịch sử và tận mắt ngắm cảnh đẹp của Việt Nam", Gnovksamai tự hào khoe.

Ở cùng khu ký túc xá sinh viên Lào với Gnovksamai còn có Fongsikham Chanhpheng (khoa Quản lý hành chính, Học viện Hành chính quốc gia) cũng có thành tích làm thêm khá dày. Với vốn tiếng Anh và tiếng Việt lưu loát, Chanhpheng hiện đang là cộng tác viên dịch thuật quen thuộc của vài công ty dịch thuật ở TP.HCM. Pheng kể, ngoài đi học ở trường, anh nhận thêm tài liệu dịch từ tiếng Anh, tiếng Việt qua tiếng Lào hoặc ngược lại, vừa rèn thêm khả năng ngôn ngữ của mình, mà thu nhập thì cũng kha khá (vì đây là ngoại ngữ hiếm mà!).

Có thể nói, phát huy tiếng mẹ đẻ của mình được các bạn sinh viên nước ngoài thực hiện triệt để và điều đó cũng giúp họ kiếm được những thu nhập không nhỏ. Cô bạn Yamada Yasuko (sinh viên Đại học Ngoại ngữ Osaka, theo học tiếng Việt tại Đại học KHXH & NV TP.HCM) đã trở thành giáo viên dạy tiếng Nhật cho một công ty xuất nhập khẩu tại TP.HCM.

"Nhỏ tuổi nhất lớp... là cô giáo. Nhưng các anh chị học viên rất vui tính, nói tiếng Việt liến thoắng. Nhiều lần mình phải ra quy định rất nghiêm là không được nói tiếng Việt trong giờ học. Nhưng vào giờ nghỉ giải lao, các anh chị ấy cũng giúp mình thực hành tiếng Việt rất nhiều", Yasuko ríu rít khoe. “Thu nhập thì không cao lắm, nhưng cũng gần đủ để trả tiền nhà”. (Bạn biết tiền nhà Yasuko thuê một tháng bao nhiêu không, hơn 3 triệu đấy!).

Trong số các bạn sinh viên nước ngoài đi làm thêm, chuyên nghiệp nhất phải kể đến Vengvann Rath, sinh viên K45 khoa Điện tử viễn thông, Đại học Bách khoa Hà Nội. Thu nhập từ công việc làm thêm của Rath luôn ở mức mà nhiều bạn sinh viên tốt nghiệp đi làm rồi phải mơ ước. Từng đoạt giải nhất cuộc thi Tiếng Việt dành cho sinh viên nước ngoài, nên tiếng Việt của Rath hẳn nhiên là thuộc loại siêu.

Nhưng chuyện Rath đi làm khiến nhiều người ngưỡng mộ ở chỗ: làm rất nhiều việc, kiếm khá nhiều tiền, nhưng bạn bè lại chưa một ai biết cậu từng đi làm thêm. Bạn bè ở ký túc xá cứ thấy Rath tối nào cũng về khuya, nghĩ là cậu sinh viên Campuchia này đi chơi nhiều lắm đây. Hóa ra, đi nhiều, nhưng không phải đi chơi mà là đi làm. Rath kiếm một chân bartender trong quán bar của ông chủ người Tây để... rèn thêm vốn ngoại ngữ tiếng Anh và tiếng Việt của mình.

Tiền lương một tháng 1,2 triệu được Rath xem là... chuyện nhỏ (vì ngoài ra Rath còn cộng tác dịch tài liệu sang tiếng Campuchia cho vài công ty dịch thuật ở Hà Nội). Nhưng từ vị trí bartender, Rath nhảy dần lên vị trí quản lý. "Thu nhập cũng tương đối xông xênh. Nhưng quan trọng nhất là mình có dịp cọ xát được với cuộc sống, và "nâng cấp" vốn ngoại ngữ rất nhanh", Rath tự hào kể lại.

Kiếm tiền, nhưng học vẫn là chính

Vì quan niệm "đi làm để rèn luyện mình, còn chuyện học vẫn là chính" nên các bạn sinh viên đều thừa nhận: cứ đến kỳ thi thì tất cả công việc đều được gác qua một bên. Như Gnovksamai chẳng hạn. Anh từng từ chối nhiều tour vì "đang bận học, không đi được". Cả dịch tài liệu cũng vậy. "Không làm thì thôi. Đã làm thì phải làm tốt. Mà mình bận học, không có nhiều thời gian, thì đành từ chối để giữ uy tín vậy", Gnovksamai giải thích.

Rath cũng thế. Cậu từ bỏ vị trí quản lý ở quán bar nọ vì "làm quản lý tiền nhiều nhưng công việc rất bận rộn. Mình mắc học, kham không nổi". Thay vào đó, Rath xin vào làm bán thời gian công việc lập trình web tại một công ty truyền thông tại Hà Nội. "Để thực hành kiến thức được học và tích lũy kinh nghiệm đi làm trước khi ra trường", Rath cho biết. Và vì thế, đang làm luận án tốt nghiệp, Rath đã rất tự tin về chuyện đi làm của mình: "Tốt nghiệp ra trường là chỉ có làm tốt nữa thôi, không cần bắt đầu làm quen công việc nữa!".

Theo Thanh Niên
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp