Nghĩa là có tất cả mà lại chẳng có gì vững chắc”. Tôi rất thích suy nghĩ này. 18-25 tuổi là giai đoạn quá đẹp của một đời người. Ở cái tuổi này lẽ ra các bạn phải dấn thân thật nhiều, trằn trọc thật nhiều về cuộc đời, về xã hội... thậm chí mất ăn mất ngủ, thao thức đêm dài.
Có lần tọa đàm thân mật với khoảng 20 sinh viên, một bạn sinh viên năm cuối khối ngành kinh tế hỏi tôi: “Anh ơi, trong bốn năm học đại học, em không tham gia hoạt động hoặc đi làm thêm gì hết, vậy em điền cái gì vào CV để xin việc đây anh?”. Tôi hỏi ngược lại những người tham dự là ai đang trong tình trạng này thì quá ngạc nhiên, khoảng 60% cánh tay giơ lên. Trời ơi! Tôi đang nói đến một tư duy vô cùng nguy hiểm ở các bạn sinh viên, tư duy “mì ăn liền”. Cái gì cũng muốn có ngay kết quả mà không phải bỏ công sức.
Khi huấn luyện một khóa học với chủ đề “Sẵn sàng cho sự nghiệp” dành cho sinh viên, tôi ngạc nhiên khi thấy khá nhiều bạn mong muốn được học về cách trả lời phỏng vấn, cách viết CV sao cho hay, cách thi đậu vào chương trình Management Trainee (MT) của các tập đoàn đa quốc gia. Nói chung là các bạn muốn những cái xài được liền, có kết quả tức thì.
Khi hỏi thăm tôi biết được các bạn rất ít tham gia những hoạt động xã hội, các câu lạc bộ đội nhóm, vậy mà ai cũng muốn đậu vào MT? Tôi giả sử bạn may mắn trả lời phỏng vấn tốt để vào được chương trình này thì liệu bạn có “sống” và tỏa sáng được trong đó hay không? Tôi rất tâm đắc với cách nhìn nhận của chuyên gia giáo dục Giản Tư Trung rằng “Ta là sản phẩm của chính mình”. Vậy cái sản phẩm bạn ngày hôm nay có cạnh tranh được với những “đối thủ” khác về tư duy, thái độ, kiến thức, kỹ năng,... hay không? Đối với thức ăn, người ta cũng ráng nghĩ cho ra cách “mì ăn liền” để đáp ứng đòi hỏi của cạnh tranh khốc liệt, nhưng với thành công thì làm sao có thể như vậy được.
Các bạn sinh viên ơi, hãy chủ động, dấn thân và dám trả giá. Đừng ngồi đó mong người ta đem thành công đến với bạn. Đừng mỗi ngày chỉ có đến trường rồi quay về nhà mà hi vọng mình sẽ tỏa sáng trong sự nghiệp sau này. Nhiệm vụ của bạn là học và hãy học một cách chủ động. Không cứ phải có bàn ghế, sách vở, cây bút mới gọi là học. Học qua trải nghiệm, dấn thân; học ở bất kỳ đâu, học từ bất kỳ ai. Chỉ cần cái đầu rộng mở, chịu khó quan sát, thắc mắc, phân tích là được. Thay đổi cả hệ thống thì khó, nhưng thay đổi từ chính mình thì dễ dàng hơn nhiều. Lứa tuổi 18-25 thật đẹp, đừng biến mình thành một thế hệ lu mờ của xã hội.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận