05/01/2023 11:35 GMT+7

Sinh viên làm game trực tuyến giúp bạn trẻ tránh bị tấn công mạng

Game gồm ba phần chính: phát hiện tấn công giả mạo, đánh cắp mật khẩu và các nguy cơ tấn công mạng khác. Người chơi phải xác định đâu là email, quảng cáo, trang web và tin nhắn không giả mạo.

Sinh viên làm game trực tuyến giúp bạn trẻ tránh bị tấn công mạng - Ảnh 1.

Trải nghiệm game này giúp học sinh được trang bị nhiều kiến thức và kỹ năng để giảm thiểu khả năng bị tấn công lừa đảo trên mạng Internet - Ảnh: M.T.

Game do La Trần Hải Đăng - sinh viên ngành công nghệ thông tin Trường đại học RMIT Việt Nam - tạo ra dựa trên nghiên cứu về tấn công giả mạo và tấn công mạng ở Việt Nam. Hơn 1.800 học sinh THPT từ 12 tỉnh thành trên khắp Việt Nam đã vui vẻ "bị lừa" trong game này.

Đăng cho biết game gồm ba phần chính: phát hiện tấn công giả mạo, đánh cắp mật khẩu và các nguy cơ tấn công mạng khác. Người chơi phải xác định xem đâu là email, quảng cáo, trang web và tin nhắn không giả mạo.

Điều này tương tự với các hoạt động thường nhật mà họ thường gặp phải như khi mua sản phẩm hoặc dịch vụ bằng ví điện tử, kiểm tra độ mạnh của mật khẩu họ đang dùng trên ổ khóa. Học sinh nhập vai để đưa ra quyết định giúp người này bảo vệ bản thân khỏi các nguy cơ trên mạng trong hoạt động hằng ngày.

Game này là sản phẩm nằm trong chuỗi hoạt động ngoại khóa của Trung tâm Xuất sắc kỹ thuật số (CODE) RMIT Việt Nam, ra mắt vào tháng 5-2022. Mục tiêu của game và chuỗi ngoại khóa là tạo cơ hội cho học sinh thực hành an ninh mạng cá nhân đơn giản nhằm giảm nguy cơ bị tấn công lừa đảo.

Giảng viên Huỳnh Thục Yến, trưởng nhóm Tiếp cận và tương tác số trực thuộc CODE, cho biết tấn công giả mạo mô tả việc tin tặc giả mạo thành cá nhân hay tổ chức uy tín để lừa người dùng cung cấp các thông tin cá nhân bảo mật như mật khẩu hay chi tiết tài khoản ngân hàng, tin tặc có thể dùng những thông tin này đánh cắp thông tin cá nhân hay lừa đảo tài chính.

"Báo cáo về thông thạo mạng của ESET Việt Nam chỉ ra rằng 18-24 là nhóm tuổi ở Việt Nam dễ có các hành vi nguy hiểm trực tuyến hơn so với các nhóm tuổi khác", bà Yến nói thêm.

1.383 vụ tấn công mạng

Theo Công ty an toàn mạng toàn cầu Kaspersky, Việt Nam nằm trong nhóm các mục tiêu hàng đầu của tội phạm tấn công giả mạo ở khu vực Đông Nam Á. Riêng tháng đầu tiên của năm 2022 đã ghi nhận 1.383 vụ tấn công mạng trên khắp Việt Nam, tăng hơn 10% so với tháng 12-2021 (theo Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia NCSC).

Đánh cắp thông tin cá nhân bằng cách gian lận và mạo danh các tổ chức tài chính là hai hình thức nổi bật nhất của tấn công mạo danh. Trong khi đó, rào cản lớn nhất là nhiều người dùng còn hạn chế về kỹ năng kỹ thuật số và bảo mật thông tin nên rất dễ bị lừa.

Công an TP.HCM khám xét tại 3 tòa nhà, tạm giữ 86 người liên quan đường dây lừa đảo qua mạng Công an TP.HCM khám xét tại 3 tòa nhà, tạm giữ 86 người liên quan đường dây lừa đảo qua mạng

Khám xét 3 tòa nhà ở TP.HCM, cảnh sát tạm giữ 86 người liên quan đến đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua mạng viễn thông.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp