01/01/2024 11:32 GMT+7

Sinh viên khiếm thị luôn phá bỏ sự e ngại để đóng góp cho cộng đồng

Dù không nhìn rõ nhưng Tạ Bình An luôn nhận mình là người may mắn, đã dám phá bỏ sự e ngại của bản thân để đóng góp cho cộng đồng người khiếm thị.

Tạ Bình An là một trong 35 bạn trẻ khuyết tật được tuyên dương “Tỏa sáng Nghị lực Việt” 2023 - Ảnh: H.THANH

Tạ Bình An là một trong 35 bạn trẻ khuyết tật được tuyên dương “Tỏa sáng Nghị lực Việt” 2023 - Ảnh: H.THANH

Mình vẫn nói với mẹ rằng thấy bản thân may mắn khi từng sống khép kín, ngại giao tiếp, hay "phòng thủ" nhưng khi ra Hà Nội học đã tự tin tìm đến các hoạt động, nhờ đó nhận được nhiều học bổng, nắm bắt thêm cơ hội làm việc.

TẠ BÌNH AN

Tạ Bình An là một trong các điển hình được tuyên dương tại chương trình "Tỏa sáng Nghị lực Việt" 2023. Mỗi ngày An đón xe buýt đến chỗ làm việc. 

Sinh viên 23 tuổi Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) này đang học việc tại quầy lễ tân một tiệm spa ở phố cổ Hà Nội.

Tiệm có khoảng chục bạn trẻ khiếm thị làm việc. Hằng ngày An gặp nhiều khách, có cả khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam.

Học ngành tâm lý, đấy là cơ hội tốt để bạn vận dụng việc học nắm bắt nhu cầu, tâm lý khách hàng, cả cải thiện vốn tiếng Anh của bản thân.

Hai mẹ con An đều là người khiếm thị, nương tựa nhau trong căn nhà nhỏ. Đôi lúc bạn thấy chạnh lòng vì lúc bé không thể đi học, chơi đùa tự nhiên như bao bạn khác. Tình cờ một hôm An được nhà hảo tâm giúp đỡ lên Hà Nội phẫu thuật mắt. Đó là lần đầu An rời quê lên thủ đô, khấp khởi tin mình sẽ được nhìn thấy màu sắc xung quanh.

Nhưng mọi thứ vẫn không thay đổi sau ca phẫu thuật ấy. Cậu ở lại Hà Nội, theo học ngôi trường của học sinh khiếm thị và bắt đầu chuỗi ngày tự lập. Có trăm ngàn khó khăn với người không có đôi mắt sáng, khó nhất là học tập từ tài liệu. Nên cách mà An khắc phục chính là hỏi han bạn bè để nhờ tìm tài liệu, ghi chép lại bài vở hoặc ghi âm bài giảng giúp để về nhà bạn nghe lại, tiếp thu kỹ hơn.

Quyết tâm ấy đã giúp An giành tấm vé vào đại học, dần rũ bỏ vỏ bọc rụt rè, chọn cách sống hòa nhập với môi trường mới, chủ động kết nối với người xung quanh. Bạn đến với hoạt động Đoàn - Hội, làm phó chủ nhiệm Câu lạc bộ Hoa Đá hay tổ chức hoạt động gây quỹ giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn, đóng góp tích cực cho cộng đồng người khuyết tật.

Nhưng ấn tượng nhất là thời điểm An điều phối dự án Hand Project với mục tiêu tăng cường kỹ năng truyền thông cho các bạn khuyết tật qua việc sản xuất phim.

Bộ phim do các bạn sản xuất phần nào giúp mọi người hiểu thêm về cuộc sống của người khuyết tật rằng họ có thể đi học, vui chơi và sử dụng công nghệ phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.

An nói nhiều người khuyết tật, trong đó có người khiếm thị như mình, gặp khá nhiều rào cản khi tìm việc làm. "Mình muốn khi ra trường sẽ phát triển kinh doanh và hỗ trợ tư vấn tâm lý cho cộng đồng người khuyết tật, có thể tạo thêm môi trường an toàn và chuyên nghiệp để người khuyết tật tự tin làm việc, phát triển bản thân" - An đặt mục tiêu.

Nữ kỳ thủ khiếm thị: Nữ kỳ thủ khiếm thị: 'Cờ vua như con đường sáng để tôi bước tiếp'

Nữ kỳ thủ Nguyễn Thị Hồng với dáng người nhỏ nhắn được hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên dẫn ra sân khấu. Trong lần đầu tiên khoác áo đội tuyển quốc gia, cô gái nhỏ bé ấy đã mang về cho Việt Nam hai huy chương vàng cá nhân bộ môn cờ vua.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp