15/12/2024 09:06 GMT+7

Sinh viên đưa thư viện lên TikTok

Để giúp những quyển sách hay trong thư viện dễ dàng tiếp cận với sinh viên, một nhóm bạn trẻ Trường đại học Công nghệ TP.HCM (HUTECH) có sáng kiến giới thiệu sách trên TikTok.

Sinh viên đưa thư viện lên TikTok - Ảnh 1.

Đậu Nguyễn Khánh Linh dẫn MC trong các clip podcast trên TikTok giới thiệu sách của thư viện trường - Ảnh: NVCC

Từ tháng 8-2024 đến nay, nhóm sinh viên đã "TikTok hóa" trên dưới 40 clip giới thiệu sách. Có clip thu hút đến 11.000 lượt xem một cách đầy bất ngờ.

TikTok cũng là một kênh để quảng bá sách và thư viện, tăng độ nhận diện cho thư viện và khuyến khích sinh viên khám phá tài nguyên có sẵn.

Nguyễn Trần Thanh Khang sinh viên Trường đại học Công nghệ TP.HCM

Do sinh viên, cho sinh viên

Nguyễn Trần Thanh Khang - sinh viên tại Trường đại học Công nghệ TP.HCM - là một trong những người đưa ra ý tưởng này. Khang cho biết trước đó bạn là cộng tác viên cho thư viện trường, chủ yếu chịu trách nhiệm hỗ trợ sắp xếp sách sau khi sinh viên đã đọc xong.

Sau một thời gian làm, Khang nhận thấy nguồn tài nguyên sách ở thư viện trường rất phong phú nhưng nhiều sinh viên vẫn chưa biết đến.

Vì học ngành truyền thông, Khang nung nấu ý định sẽ cùng các cộng tác viên khác trong thư viện thực hiện một dự án để đưa sách thư viện gần hơn với sinh viên. Vậy là dự án "TikTok hóa" sách ra đời.

Nhóm nhanh chóng nhận được sự đồng thuận của các anh chị nhân viên thư viện, tất cả đều xem TikTok là nền tảng phổ biến với giới trẻ, đặc biệt là sinh viên. Ngoài ra, các clip ngắn gọn, sáng tạo sẽ giúp sinh viên tiếp cận dễ dàng hơn.

"Nhóm cũng cho rằng TikTok cũng là một kênh để quảng bá sách và thư viện, tăng độ nhận diện cho thư viện và khuyến khích sinh viên khám phá tài nguyên có sẵn.

Nội dung sáng tạo, thú vị có thể khơi gợi hứng thú với sách trong sinh viên. Ngoài ra, TikTok có tính năng bình luận, chia sẻ, giúp sinh viên kết nối và thảo luận về sách", Khang nói.

Từ ý tưởng đến thực tiễn không xa. Khang cho biết nhóm tiến hành phân chia thành các nhóm, một nhóm lựa chọn sách và một nhóm lo phần hình thức. Cả hình thức và nội dung phải kết nối chặt chẽ nhất để làm sao dễ tiếp cận nhất với sinh viên.

Nhóm chốt nguyên tắc phần tóm tắt sách thường sẽ nên trong 60 giây. Trong khoảng thời gian một phút ấy, người review phải thống kê được 3 - 5 lý do phải đọc cuốn sách này. Ngoài ra, clip TikTok sẽ phải trích dẫn hay, tình tiết gây tò mò, hoặc lý do tại sao cuốn sách này đáng đọc.

Với các podcast về sách, thời lượng có thể dài hơn một phút. Đậu Nguyễn Khánh Linh - sinh viên Trường đại học Công nghệ TP.HCH - là thành viên "đời đầu" tham gia xây kênh TikTok, cũng là MC cho các podcast.

Trung bình mỗi tháng, kênh sẽ có một clip podcast. Linh nói lúc đầu bạn khá bỡ ngỡ không biết xây dựng một kịch bản dẫn như thế nào để thu hút nhất.

Sau nhiều lần thử nghiệm, Linh nhận thấy cách dẫn dắt clip theo kiểu "kể chuyện" (storytelling) sẽ hiệu quả. Người xem thường bị cuốn hút bởi những câu chuyện có cảm xúc.

"Mình thường đưa ra một số câu chuyện thú vị hoặc trích dẫn đáng nhớ từ sách. Ngoài ra, nếu so sánh nội dung sách với những vấn đề thực tế hoặc phim ảnh cũng tạo thêm góc nhìn cho người xem", Linh nói.

Theo Linh, trong quá trình quay, nhóm rất chú ý đến các góc đẹp của thư viện, giá sách, hoặc nơi đọc sách yên tĩnh. Các bạn sẽ tính toán ánh sáng tự nhiên hoặc đèn led để tăng sức hút hình ảnh.

Các bạn phải biết chọn nhạc nền thịnh hành trên TikTok. Còn trong lúc dựng video, các bạn sẽ phải sử dụng hiệu ứng hoặc video quay thư viện đẹp mắt để tạo điểm nhấn. Nên đăng vào khung giờ mà sinh viên hay online, như buổi tối hoặc giờ nghỉ trưa. "Từng chút, tất cả bọn mình đều phải học", Linh chia sẻ.

Sinh viên đưa thư viện lên TikTok - Ảnh 2.

“Hậu trường” quay clip TikTok giới thiệu sách của nhóm sinh viên HUTECH - Ảnh: NVCC

Sinh viên đến thư viện tăng

Ông Châu Nguyễn Anh Quốc - nhân viên thư viện Trường đại học Công nghệ TP.HCM, đồng hành dự án của sinh viên trong những ngày đầu tiên - cho biết những tác động của dự án đem lại rất ấn tượng.

Cá nhân ông nhận thấy số lượng sinh viên tìm đến thư viện sau khi các series clip TikTok công chiếu có ngày tăng gấp rưỡi hoặc gấp đôi. Nhiều sinh viên nói trước nay tưởng thư viện chỉ toàn sách chuyên ngành.

Giờ thì phần lớn các bạn đã biết thư viện trường mình có nhiều sách hơn mình tưởng tượng. Theo ông Anh Quốc, số lượng sách và tài liệu trong thư viện trường thống kê đến thời điểm hiện tại là hơn 276.000.

Trong đó, metadata, sách, báo và tạp chí đến 90.000, tài liệu truy cập mở là khoảng 72.000, sách về khoa học ứng dụng khoảng 26.000, sách về xã hội, kinh tế, luật là khoảng 16.000... "Số lượng này khổng lồ hơn các sinh viên nghĩ, chỉ là phần lớn các bạn chưa biết đến", ông Quốc nói.

Cũng theo ông Anh Quốc, khi làm series review sách trên TikTok dành cho sinh viên, việc lựa chọn sách phù hợp là yếu tố then chốt để đảm bảo nội dung hấp dẫn và có giá trị với đối tượng mục tiêu.

Nhiều sinh viên thường có xu hướng quan tâm đến những sách giúp họ nâng cao kỹ năng mềm, định hướng cuộc sống hoặc quản lý thời gian. Những quyển như về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống, các thói quen hiệu quả... thường rất được quan tâm.

Trong thư viện, sách liên quan đến học tập và nghề nghiệp cũng là một lựa chọn. Chọn sách cung cấp kiến thức bổ trợ cho việc học, điển hình sách về các chuyên ngành như kinh tế, tài chính, khoa học, kỹ thuật, lập trình, marketing.

Loại sách giải trí và truyền cảm hứng được nhiều bạn quan tâm. Dù ít phổ biến hơn nhưng những sinh viên tìm những loại sách này trên thư viện thường có sự quan tâm rất lớn đến việc học.

Một thể loại khác, sinh viên thường thích các truyện nhẹ nhàng, tiểu thuyết có nội dung gần gũi. Những quyển sách này thường có dung lượng vừa phải.

Sinh viên thường thích sách không quá dài hoặc có cấu trúc dễ đọc, chẳng hạn như chia thành các chương ngắn, dễ hiểu. Ngoài ra, sẽ phải ưu tiên các bản dịch hiện đại, dễ hiểu, sử dụng ngôn ngữ gần gũi với giới trẻ.

Duy trì thói quen đọc

Nguyễn Trần Thanh Khang nói giới thiệu sách cho người khác cũng là một động cơ cho bạn phải đọc nhiều hơn. Bạn không chỉ đọc những quyển sách mình thích, mà còn đọc thêm nội dung trong nhiều lĩnh vực khác.

"Đó cũng là cách giúp mình duy trì được thói quen đọc, mở rộng kiến thức và hiểu biết của mình ra những mảng khác mà có thể mình chưa nghĩ đến", Khang nói.

Nhiều bài học bổ ích

Đậu Nguyễn Khánh Linh cho rằng việc bỏ công "TikTok hóa" clip giới thiệu sách cho bạn thêm rất nhiều kinh nghiệm trong học tập.

Chẳng hạn, việc diễn đạt nội dung sách ngắn gọn, dễ hiểu giúp sinh viên cải thiện khả năng nói trước đám đông và truyền tải thông điệp một cách rõ ràng, thu hút.

Ngoài ra, việc nghĩ ra các ý tưởng độc đáo để trình bày sách sẽ kích thích khả năng sáng tạo của sinh viên. "Mình rèn luyện được cách đọc nhanh, hiểu sâu và chọn những chi tiết quan trọng, thú vị từ sách để giới thiệu trong thời gian ngắn", Linh nói.

Sinh viên đưa thư viện lên TikTok - Ảnh 3.Từ số 0 trở thành sinh viên xuất sắc tại Nhật Bản

"Chỉ cần bạn nỗ lực, mọi thứ đều có thể làm được" - đó là triết lý mà Nguyễn Tuấn Nam (26 tuổi, quê Hà Tĩnh) luôn ghi nhớ để từ số 0 trở thành sinh viên xuất sắc tại Nhật Bản.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp