05/10/2019 21:37 GMT+7

Sinh viên Bách khoa chiến thắng cuộc thi khởi nghiệp HS-SV

HÀ THANH
HÀ THANH

TTO - Ý tưởng ứng dụng công nghệ 3D chế tạo sản phẩm phục vụ y tế và giáo dục của nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội vừa xuất sắc đoạt ngôi vị quán quân cuộc thi 'Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp' năm 2019.

Sinh viên Bách khoa chiến thắng cuộc thi khởi nghiệp HS-SV - Ảnh 1.

Dự án "Ứng dụng công nghệ 3D chế tạo sản phẩm phục vụ y tế và giáo dục" của nhóm sinh viên Trường ĐH Bách khoa Hà Nội đoạt quán quân cuộc thi "Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp năm 2019 khối đại học" - Ảnh: B.K

Chiều 5-10, vòng chung kết cuộc thi HS-SV với ý tưởng khởi nghiệp năm 2019 (SV-STARTUP) do Bộ GD-ĐT tổ chức vừa tìm ra ngôi vị quán quân xuất sắc ở hai khối ĐH và THPT.

Cuộc thi nằm trong khuôn khổ ngày hội khởi nghiệp quốc gia của HS-SV năm 2019 được tổ chức tại Hà Nội, thu hút 200 trường ĐH-CĐ với gần 300 bài dự thi chất lượng, đa dạng, tập trung vào tất cả các lĩnh vực công nghệ, giáo dục, y tế, xã hội.

Trải qua phần tranh tài gay cấn, chung cuộc khối sinh viên tìm ra ngôi vị quán quân với giải thưởng 100 triệu đồng thuộc về dự án "Ứng dụng công nghệ 3D chế tạo sản phẩm phục vụ y tế và giáo dục" của nhóm sinh viên Nguyễn Thành Quyết, Nguyễn Khánh Tùng, Ngô Văn Kiên, Hán Thị Thu Thảo, Bùi Đức Toàn (Trường ĐH Bách khoa Hà Nội).

Giải nhì thuộc về hai dự án: "Sản phẩm cao cấp từ hoa thanh long" (Trường ĐH Nông lâm TP HCM) và dự án "Hệ sinh thái Open Lab" (Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP HCM).

Ba giải ba thuộc về các dự án: "Bộ xét nghiệm nhanh Formol trong thực phẩm" (Trường ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương); dự án "Save Blood - Nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin" (Trường ĐH Huế); dự án "Up Beat - Ứng dụng di động thử thách vận động và fitness Việt Nam" (Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội).

Ở khối THPT, dự án "NanoRes - THCS, THPT quốc tế Thăng Long" (Trường THPT Phan Đình Phùng, THPT Việt Đức - Hà Nội) xuất sắc đoạt ngôi vị quán quân.

Ban tổ chức cũng trao một giải nhì cho dự án "Sản xuất, kinh doanh màng bọc thực phẩm đa năng thân thiện thay thế túi nilong" (Trường THPT Nguyễn Khuyến, Nam Định) và một giải ba thuộc về dự án "Máy làm sạch bề mặt đáy ao nuôi tôm" (Trường THCS Tân An, Quảng Ninh).

Ngoài ra trao 4 giải khuyến khích cho 4 dự án ở khối đại học và 2 giải khuyến khích cho 2 dự án ở khối THPT.

Về cơ cấu giải thưởng, với khối sinh viên sẽ trao 1 giải nhất (trị giá 100 triệu đồng và được hỗ trợ triển khai dự án), 2 giải nhì (trị giá 60 triệu đồng/giải), 3 giải ba (trị giá 40 triệu đồng/giải) và 4 giải khuyến khích (trị giá 10 triệu đồng/giải).

Với khối trung học phổ thông sẽ trao 1 giải nhất (trị giá 50 triệu đồng), 1 giải nhì (trị giá 30 triệu đồng/giải), 1 giải ba (trị giá 15 triệu đồng/giải) và 2 giải khuyến khích (trị giá 5 triệu đồng/giải).

Mỗi trường học cần có không gian làm việc, là Mỗi trường học cần có không gian làm việc, là 'chân rết' mạng lưới khởi nghiệp

TTO - Phó thủ tướng Vũ Đức Đam chỉ ra có 70 điểm làm việc sáng tạo trong các trường học nhưng con số này là chưa đủ. Ông nhấn mạnh việc đầu tiên cần làm là ít nhất mỗi trường học có không gian làm việc, là 'chân rết' kết nối mạng lưới khởi nghiệp.

HÀ THANH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp