08/06/2017 08:59 GMT+7

Singapore quyết “sạch bóng tham nhũng”

MINH TRUNG
MINH TRUNG

TTO - Nhiều thập niên trôi qua, các thế hệ lãnh đạo của đảo quốc nhỏ bé Singapore liên tục nhắc nhở những người kế thừa: vận mệnh dân tộc nằm ở khả năng giữ cho chính phủ “sạch bóng tham nhũng”.

*** Error ***
Thủ tướng Lý Hiển Long trao đổi về việc chống tham nhũng khi đến tham dự lễ khánh thành Trung tâm Di sản và điều tra tham nhũng. Khẩu hiệu “Vì một quốc gia sạch bóng tham nhũng” ghi rõ tại trung tâm - Ảnh: FB Thủ tướng Lý Hiển Long

Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long đã có một bài phát biểu ấn tượng và đáng suy nghĩ về chủ đề tham nhũng nhân lễ khánh thành Trung tâm Di sản và Điều tra tham nhũng, trực thuộc Văn phòng Điều tra tội phạm tham nhũng (CPIB), ngày 6-6 vừa qua.

Không hô hào kiểu “chiến dịch” hay “phong trào”, Thủ tướng Lý nhấn mạnh tương lai của đất nước Singapore hoàn toàn phụ thuộc vào sự trong sạch của bộ máy lãnh đạo.

“Các nhà lập quốc đã để lại cho chúng ta một hệ thống (chính quyền) sạch sẽ, được xây dựng trong hơn nửa thế kỷ. Đây là một di sản chúng ta cần tự hào và làm hết sức để bảo vệ” - ông Lý kêu gọi.

Chuyện kể của ông Lý về văn phòng chống tham nhũng

Thủ tướng Lý Hiển Long kể chừng hơn một năm về trước, nhân hội nghị thượng đỉnh về chống tham nhũng tổ chức ở thành phố London (Anh, trong lời mở đầu, ông nhắc đến câu ngạn ngữ Trung Hoa “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”, ý nói rằng chống tham nhũng phải bắt đầu từ tầng lớp lãnh đạo cao nhất như một tấm gương.

Ông kể rằng có một viên sĩ quan quân đội Singapore đi tập huấn ở nước ngoài. Một lần nọ, có người bạn trong lớp hỏi anh rằng Singapore làm cách nào để giữ cho chính quyền trong sạch.

Viên sĩ quan lập tức giải thích về cách thức tổ chức bộ máy của Singapore và vai trò của Văn phòng Điều tra tội phạm tham nhũng.

Người bạn tiếp tục hỏi: Vậy ai là người quản lý Văn phòng Điều tra tội phạm tham nhũng đó? Anh chàng Singapore hồn nhiên trả lời là Văn phòng này báo cáo trực tiếp cho thủ tướng.

Câu trả lời khiến người hỏi càng thêm thắc mắc. Mãi sau đó, viên sĩ quan mới hiểu tại sao. Câu hỏi thật sự dành cho anh: Đó là ai giám sát ông sếp của cơ quan chống tham nhũng?”.

Ông Lý Hiển Long kể tiếp: “Năm 1996, tin đồn lan truyền rằng ngài Lý Quang Diệu và tôi nhận được ưu đãi trái luật khi mua bất động sản. Ngài Goh Chok Tong, người giữ chức thủ tướng khi đó, đã ra lệnh mở một cuộc điều tra toàn diện. Ông ấy mang vấn đề này ra trước quốc hội và cuộc tranh luận đã kéo dài ba ngày”.

Ông Lý Quang Diệu khi đó đã phát biểu như sau: “Tôi tự hào và hài lòng rằng nghi vấn liên quan đến việc mua sắm bất động sản của tôi và ông phó thủ tướng, con trai tôi - Lý Hiển Long, không nằm trong diện loại trừ điều tra. Điều quan trọng nhất là Singapore phải luôn là nơi không ai được đứng trên luật pháp. Bất cứ bộ trưởng nào, dù cao cấp đến đâu, nếu bị nghi trục lợi nhờ chức vụ hoặc tham nhũng đều phải bị điều tra”.

Không quan hệ, không tiền tệ

Quay lại với câu hỏi viên sĩ quan Singapore nhận được, ông Lý Hiển Long thừa nhận: “Quả là không có công thức nào giải được vấn nạn cổ xưa đó”. Nhưng không phải vì vậy mà nên chấp nhận tham nhũng.

Trong bài phát biểu ngày 6-6, ông Lý nhấn mạnh người dân Singapore trông đợi và đòi hỏi một hệ thống chính quyền trong sạch, không bao giờ tha thứ và chấp nhận các hình thức “bôi trơn” để đạt được mục đích.

“Người dân cần niềm tin rằng họ có thể thành công trong cuộc sống nhờ làm việc siêng năng, không phải do quan hệ hay hối lộ cho bất cứ ai, và đây là cách xã hội cần vận hành” - ông Lý nhấn mạnh.

Singapore hiện giữ vị trí rất cao trong các bảng xếp hạng về minh bạch của các tổ chức như Transparency International, Ngân hàng Thế giới... Để đạt được thành quả này, ông Lý Hiển Long cho rằng người dân cần được tạo điều kiện và sẵn sàng tố cáo tham nhũng mọi lúc, mọi nơi.

“Họ cần phải tin rằng luật pháp áp dụng cho tất cả và chính phủ sẽ thực thi luật pháp một cách không kiêng nể hay thiên vị” - ông Lý giải thích.

Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), bà Christine Lagarde, trong một lần phát biểu năm ngoái từng bác bỏ ý tưởng rằng tham nhũng là một “hiện tượng văn hóa khó trị”. Theo bà, tham nhũng trên thực tế tồn tại ở tất cả các nền văn hóa, và một số quốc gia với những bản sắc rất khác nhau đã tìm ra cách để giải quyết vấn nạn này.

Dẫn chứng Singapore, bà Lagarde nhận xét: “Vào thời điểm nạn tham nhũng còn tràn lan ở Singapore, Thủ tướng Lý Quang Diệu đã hoàn thành được hai kỳ công: xây dựng một chính sách chống tham nhũng nghiêm khắc và một bộ máy nhà nước vô cùng hiệu quả”.

Dù đã có sẵn nhiều kênh liên lạc trực tiếp với người dân, sự kiện khai trương Trung tâm Di sản và Điều tra tham nhũng chuyên tiếp nhận khiếu nại tham nhũng cho thấy chính quyền Singapore đặt quyết tâm rất cao trong nhiệm vụ bảo vệ niềm tin của người dân vào nền cộng hòa.

1.500 - 2.000 tỉ USD

Đó là số tiền tổn thất do tham nhũng gây ra mỗi năm trên toàn cầu do IMF ước tính, làm trì trệ tăng trưởng kinh tế và phá hoại chính sách quản trị.

Trong một báo cáo năm 2016, IMF nhận định tham nhũng không chừa bất cứ quốc gia nào, dù giàu hay nghèo. Một biểu hiện rõ nhất là mức độ tham nhũng của một quốc gia càng cao, chất lượng dịch vụ xã hội dành cho người nghèo sẽ càng thấp.

“Điều hợp lý” này một phần xuất phát từ việc ngân sách của các nước nhiều tham nhũng thường ưu ái cho một số khoản chi, chẳng hạn các dự án “khủng”, vốn mang lại nhiều cơ hội trục lợi hơn.

“Cần rất nhiều thời gian để xây dựng niềm tin, nhưng để đánh mất thì nhanh lắm".

 

Thủ tướng Singapore LÝ HIỂN LONG
MINH TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp