Đây là kết quả khảo sát của Mercer - một công ty tư vấn nguồn nhân lực hàng đầu thế giới, vừa được công bố ngày 4-3 trên cơ sở so sánh các yếu tố như sự ổn định chính trị, điều kiện sinh hoạt, mức độ tội phạm cũng như các dịch vụ ngân hàng, nhà ở, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, vận chuyển… của hơn 440 thành phố trên toàn thế giới.
Trên bảng xếp hạng khu vực châu Á, theo sau Singapore là ba thành phố của Nhật Bản là Tokyo, Kobe và Yokohama. Cả bốn thành phố này lần lượt xếp hạng 26, 44, 47 và 48 trên bảng xếp hạng toàn cầu.
Cũng theo đánh giá của Mercer, có tất cả 12 thành phố thuộc khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong top 50 thành phố có chất lượng cuộc sống tốt nhất, nhưng các thành phố châu Âu vẫn thống trị 10 vị trí hàng đầu.
Cụ thể, thành phố Vienna (Áo) đứng đầu thế giới về chất lượng cuộc sống, tiếp theo là Zurich (Thụy Sĩ), Auckland (New Zealand) và Munich (Đức). Vancouver (Canada) xếp ở vị trí thứ năm và là thành phố duy nhất của khu vực Bắc Mỹ nằm trong top 10.
Các thành phố khác ở châu Á có vị trí ở vào khoảng giữa bảng xếp hạng năm nay như: Hong Kong (70), Seoul-Hàn Quốc (72), Đài Bắc-Đài Loan (83), Thượng Hải (101) và Bắc Kinh-Trung Quốc (118).
Trong khi đó, ở khu vực Đông Nam Á, thành phố Kuala Lumpur (Malaysia) xếp ở vị trí thứ 84, tiếp theo là Bangkok-Thái Lan (117), Manila-Philippines (136) và Jakarta-Indonesia (140).
Ở Nam Á, Colombo (132) xếp thứ nhất và theo sau là hai thành phố đang nổi lên của Ấn Độ là Hyderabad (138) và Pune (145).
Xếp bét bảng, ở vị trí thứ 230, Baghdad (Iraq) đã ghi tên mình là thành phố có chất lượng sống tệ nhất thế giới.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận