Phóng to |
Nhân viên văn phòng ở Singapore - Ảnh: AFP |
Hai quốc gia dẫn đầu HCI năm nay là Thụy Sĩ và Phần Lan, theo Straits Times, nhờ ưu thế về giáo dục, y tế và môi trường thuận lợi. Trong khi đó Singapore được đánh giá cao nhờ tỉ lệ tham gia lao động cao và những kỹ năng, kinh nghiệm của nguồn nhân lực và khả năng thu hút nhân tài.
Nhật Bản là nước châu Á thứ hai lọt vào top 20 với thứ hạng 15. Nước ASEAN tiếp theo có thứ hạng cao là Malaysia, xếp thứ 22, trên Hàn Quốc một hạng. Trung Quốc lùi xa ở vị trí thứ 43. Trong nhóm quốc gia thuộc châu Á-Thái Bình Dương nằm trong nhóm đầu còn có New Zealand và Úc.
Tổng cộng 122 nước được đánh giá, chiếm khoảng 90% dân số thế giới.
Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đánh giá về phát triển nguồn nhân lực của các quốc gia theo bốn tiêu chí: khả năng tiếp cận và công bằng trong giáo dục tứ cấp tiểu học đến đại học; sức khỏe thể chất và tâm thần của người dân từ nhỏ đến khi trưởng thành; nguồn nhân lực được định lượng trên cơ sở kinh nghiệm, tài năng, đào tạo và kỹ năng; và cuối cùng là các yếu tố môi trường như luật pháp, hạ tầng.
Thông tin để đánh giá tổng hợp từ dữ liệu công bố của những tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới, Tổ chức văn hóa khoa học giáo dục Liên Hiệp Quốc, Tổ chức lao động quốc tế.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận