Sự kiện hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bom mìn 4-4 hằng năm.
Phóng to |
Mô hình "Siêu pháo đài bay B52" được mô phỏng lại từ hàng trăm quả bom có khối lượng từ 100kg đến 7 tấn, quả bom lớn nhất ở giữa là bom phát quang 12000LBS |
Phóng to |
Học sinh Trường tiểu học Chu Văn An lắng nghe thuyết minh viên của Bảo tàng công binh giới thiệu về các quả bom trưng bày trong bảo tàng |
Phóng to |
Các em học sinh tìm hiểu về những quả bom đã giội xuống Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh |
Phóng to |
Bom bi "quả dứa" CBU 2A/A |
Phóng to |
Đầu đạn rốckét được xếp thành hàng dài |
Phóng to |
Các loại vỏ đạn đủ kích cỡ được trưng bày ngay ngắn |
Phóng to |
Những quả bom bi mẹ CPU 49C/B |
Phóng to |
Các loại ngòi nổ bom mìn và những hình ảnh thương tâm do bom, mìn gây ra cho người dân |
Khắc phục hậu quả bom mìn còn sót lại sau chiến tranh là công việc quan trọng, có yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc và độc hại, cần thời gian dài và nguồn kinh phí rất lớn, do vậy Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thực hiện chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh giai đoạn 2010-2025 (Chương trình 504) và thành lập Ban chỉ đạo nhà nước do Thủ tướng làm trưởng ban.
Theo chương trình 504, từ năm 2011-2015 tập trung điều tra, khảo sát, lập bản đồ ô nhiễm bom mìn trên phạm vi toàn quốc, xây dựng bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia; tăng cường hoạt động của Trung tâm quản lý dữ liệu về khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh, triển khai các dự án rà phá bom mìn đảm bảo an toàn cho nhân dân và phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Việt Nam là quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng do bom mìn sót lại sau chiến tranh. Sau nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, bom mình do quân đội nước ngoài mang đến tàn phá còn sót lại ước đến hàng trăm nghìn tấn, rải rác trên khắp lãnh thổ, đặc biệt các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi...
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ sau chiến tranh đến năm 2000 cả nước đã có hơn 100.000 người chết và bị thương do bom mìn sót lại sau chiến tranh; bình quân mỗi năm khoảng 4.000 người.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận