05/07/2015 10:31 GMT+7

Siết chặt khâu chấm thi

VĨNH HÀ thực hiện
VĨNH HÀ thực hiện

TT - Kỳ thi THPT quốc gia 2015 vừa kết thúc, Tuổi Trẻ đã có  cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển...

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển - Ảnh: Nguyễn Khánh
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển - Ảnh: Nguyễn Khánh

Chia sẻ với Tuổi Trẻ về kỳ thi này và những công việc tiếp theo ở khâu chấm thi, Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết: “Đến lúc này có thể nói kỳ thi đã diễn ra an toàn, nghiêm túc trên cơ sở tạo điều kiện hết mức cho thí sinh dự thi.

Với những thay đổi của kỳ thi, tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, lưu lượng thí sinh và người nhà thí sinh tới thành phố giảm rõ rệt so với các năm trước. Những thí sinh dự thi với hai mục đích xét tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ đã có một kỳ thi nhẹ nhàng hơn, bớt căng thẳng, tốn kém so với trước đây”.

* Nhưng ở một số nơi vẫn còn phản ảnh về tình trạng vi phạm quy chế thi. Ngoài phòng thi tuy nghiêm, nhưng trong các phòng thi vẫn còn tình trạng buông lỏng, tiêu cực. Nhiều lãnh đạo hội đồng coi thi bày tỏ băn khoăn: liệu có sự công bằng trên cả nước không nếu nơi này nghiêm túc, nơi kia buông lỏng, và sự thiệt thòi của những thí sinh ở nơi coi thi nghiêm túc sẽ tái diễn?

- Một kỳ thi lớn sẽ không thể khẳng định tuyệt đối là không xảy ra tiêu cực, gian lận. Nhất là trong bối cảnh ngành GD-ĐT còn đang nỗ lực từng bước đổi mới việc dạy học, đánh giá. Nhưng nếu so sánh thì phải nhìn lùi lại những năm trước, khi tình trạng bát nháo, mất kiểm soát về kỷ cương trường thi diễn ra khá phổ biến trên cả nước.

Tình trạng này đã dần dần được khắc phục trong những năm gần đây. Nhìn chung tiêu cực thi cử đã được đẩy lùi.

Trong những quy định của Bộ GD-ĐT, ngoài yêu cầu trách nhiệm cao hơn của những người làm nhiệm vụ coi thi, chấm thi, Bộ GD-ĐT cũng khuyến khích các “kênh” giám sát khác của xã hội và xử lý nghiêm, kịp thời những trường hợp vi phạm.

Việc đổi mới dạy học, đổi mới đánh giá, đổi mới cách thức ra đề thi cũng là những yếu tố quan trọng giúp thí sinh tự tin bước vào phòng thi, góp phần đẩy lùi tiêu cực, hướng đến một kỳ thi nhẹ nhàng hơn nhưng nghiêm túc.

Thí sinh trao đổi bài sau khi thi xong môn sử tại điểm thi Trường THPT Gia Định thuộc cụm thi ĐHQG, TP.HCM Ảnh: Như Hùng
Thí sinh trao đổi bài sau khi thi xong môn sử tại điểm thi Trường THPT Gia Định thuộc cụm thi ĐHQG, TP.HCM - Ảnh: Như Hùng

* Với những điểm đổi mới của kỳ thi THPT quốc gia, công tác chấm thi cần được kiểm soát tốt hơn. Xin ông cho biết Bộ GD-ĐT làm gì để đảm bảo kết quả chấm thi nghiêm túc, chính xác, công bằng giữa các cụm thi trên cả nước?

- Đề thi của các môn thi đều có hướng dẫn chấm cụ thể, chặt chẽ và phù hợp với đặc trưng của từng môn.

Bám sát vào hướng dẫn chấm và tuân thủ nghiêm túc quy trình chấm thi hai vòng độc lập, thực hiện đầy đủ các quy định về việc thảo luận chung, chấm kiểm tra và các quy định về việc thanh tra, giám sát trong suốt quá trình chấm thi thì sẽ đảm bảo có được kết quả chấm chính xác, khách quan, công bằng.

Kỳ thi THPT quốc gia năm nay có sự kết hợp của các sở GD-ĐT và các trường ĐH ở cả khâu coi thi và chấm thi. Trong đó, ở những cụm thi do trường ĐH chủ trì, nơi thí sinh sẽ dự thi để có kết quả xét tốt nghiệp THPT và xét tuyển ĐH-CĐ, trường ĐH sẽ chịu trách nhiệm chính và chủ động triển khai việc chấm thi.

* Dư luận băn khoăn về chất lượng chấm thi, khi trình độ của giáo viên tham gia chấm thi không đồng đều. Ông có ý kiến gì về việc này?

- Cán bộ chấm thi bao gồm giảng viên của trường ĐH và giáo viên phổ thông đều phải đảm bảo các điều kiện của Bộ GD-ĐT quy định về năng lực và phẩm chất. Các kỳ thi tuyển sinh ĐH-CĐ những năm trước cũng thường xuyên có việc này và do các trường ĐH, CĐ chủ động triển khai.

Năm nay, để nâng cao tinh thần trách nhiệm của giáo viên phổ thông tham gia chấm thi, bộ quy định các sở GD-ĐT phải lựa chọn, lập danh sách giáo viên để giới thiệu cho các trường ĐH chủ trì cụm thi.

Những người đảm nhiệm vị trí tổ trưởng tổ chấm thi, thanh tra, giám sát chủ yếu là giảng viên các trường ĐH, hoặc giáo viên là tổ trưởng bộ môn, giáo viên có trình độ, kinh nghiệm chấm thi, kinh nghiệm điều hành việc chấm thi.

Ngoài ra, trong thời gian các cụm thi tiến hành chấm thi và sau khi có kết quả chấm thi, nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường, Bộ GD-ĐT sẽ chấm thẩm định.

Tại các hội đồng chấm thi, bắt buộc phải thực hiện việc chấm kiểm tra ngẫu nhiên ít nhất 5% số bài thi/môn để kịp thời điều chỉnh những vấn đề phát sinh. Với các quy định này, có thể tin tưởng vào kết quả chính xác của việc chấm thi.

Hoàn tất việc chấm thi trước ngày 20-7

Bộ GD-ĐT quy định các cụm thi trên cả nước phải hoàn tất việc chấm thi trước ngày 20-7. Ngoài một số cụm thi tập trung đông thí sinh thì tại các cụm còn lại việc chấm thi không gặp khó khăn về tiến độ, lực lượng được huy động.

Các cụm thi có đông thí sinh cũng căn cứ vào thời gian yêu cầu để có sự chuẩn bị trước, ngay khi đang diễn ra kỳ thi để kịp tiến độ.

Tại các cụm thi lớn ở Hà Nội, TP.HCM, tuy số lượng thí sinh đông nhưng lại có các điều kiện thuận lợi khác như nguồn huy động giám khảo chấm thi dồi dào. Một số địa phương hiện còn đặt ra mốc thời gian hoàn tất việc chấm thi sớm hơn cả mốc thời gian Bộ GD-ĐT quy định.

VĨNH HÀ thực hiện
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp