24/01/2025 12:06 GMT+7

Shipper - đời đau hơn cả phim

Sau xem phim Upstream - một bộ phim chiếu trên mạng nói về những nghiệt ngã của nghề shipper - tôi nghĩ shipper ở Việt Nam còn khổ hơn nhiều vì cách điều hành, quản lý chưa bằng họ, giao thông cũng chưa bằng họ.

Shipper - đời đau hơn cả phim - Ảnh 1.

Cuối năm đơn hàng rất nhiều, các shipper phải "chạy đua" với thời gian để kịp hoàn thành đơn - ẢNH: TRÚC QUYÊN

Mới hai tuần trước thôi, nhiều người xuýt xoa gọi nhau xem Upstream - một bộ phim chiếu trên mạng nói về những nghiệt ngã của nghề shipper - và kết luận đó là một siêu phẩm điện ảnh, bộ phim hiếm hoi về cái nghề mới xuất hiện vài năm nay và đang ngày càng phát triển trong một xã hội hiện đại.

Nhiều người đã xem, đã rơi nước mắt, đã thông cảm với những người làm nghề giao hàng nhiều hơn, đã hứa hẹn sẽ biết cư xử tốt hơn với người giao hàng khi có dịp gặp nhau lần tới.

Tôi cũng đã xem phim. Trong lúc hồi hộp lẫn thương cảm theo dõi hành trình của những anh shipper trong phim, tôi đã nghĩ shipper ở Việt Nam còn khổ hơn nhiều vì cách điều hành, quản lý chưa bằng họ, giao thông cũng chưa bằng họ.

Trong phim, các anh shipper chỉ bị áp lực giao hàng trong từng phút, chạy đua với chỉ tiêu số lượng, căng thẳng nhất chỉ là bị khách bắt xin lỗi khi mình không có lỗi, hay gặp tai nạn khi chạy đường tắt, vượt ngã tư.

Họ không hề phải chờ nhận tiền hàng, không anh nào khốn đốn vì bị khách "bom hàng", quỵt tiền, gây sự, đuổi đánh đến thương tích như những câu chuyện tôi đã đọc được của shipper ở Việt Nam.

Lúc đó tôi còn chưa biết sẽ có một anh shipper bị đánh đến tử vong sau mâu thuẫn vì một đơn hàng giao nhận không vừa ý khách những ngày giáp Tết. Đọc tin này trên tờ báo của mình mà không thể tin, không dám tin. Đời lại có lúc đau hơn phim nhiều đến vậy.

Nhưng đó lại là sự thật. Nay thì người giao hàng nhọc nhằn đã chết, một người vợ trẻ đã góa bụa, một đứa bé 5 tuổi đã mồ côi cha, một gia đình nghèo đã mất đi trụ cột.

Phía bên kia, ba thanh niên thế là đã mất đi tương lai tự do, và cô gái khách hàng - nguyên nhân của mọi sự đau lòng - sẽ còn phải đau lòng tới cuối đời mình.

Tất cả chỉ vì một thái độ. Khách hàng - tự cho mình là "thượng đế" - vì sự không hài lòng nào đó mà tự cho phép mình vừa không thanh toán tiền hàng, lại còn đánh giá xấu và đòi phạt shipper.

Vì công ty - vì chính sách cạnh tranh khắc nghiệt mà quy định phạt shipper một khoản tiền gấp hơn 100 lần tiền công giao một đơn hàng nếu bị khách đánh giá xấu.

Khoản phạt này chắc sẽ lớn hơn lương 1-2 ngày công của shipper dẫn đến bức xúc, ức chế. Và anh shipper đã lao nhọc cả ngày, bức xúc chồng bức xúc mà lao đi tìm cách giải quyết trong đêm, để rồi phải bỏ mạng.

Rồi đây pháp luật sẽ nghiêm trị những người đã gây ra bi kịch, nhưng trong xã hội vẫn phải có một điều gì đó cần thay đổi để những chuyện đau lòng vô nghĩa lý này không tái diễn.

Có lẽ là hệ thống vận hành, quản lý giao nhận. Có lẽ là ý thức văn minh của khách hàng. Có lẽ là sự chuyên nghiệp của người giao hàng.

Làm sao để tất cả đều được bảo vệ, một món hàng đến tay khách là một niềm vui của cả một dây chuyền bán - mua, giao - nhận. Một bi kịch ngày giáp Tết đau hơn cả bộ phim siêu phẩm thế này không thể là vô nghĩa mà bị lãng quên...

Shipper - đời đau hơn cả phim - Ảnh 1.Nghề shipper, áp lực trên từng 'ngôi sao'

Nhiều shipper tâm sự, hôm nào gặp được khách hàng cảm thông thì đó là ngày vui, còn nếu phát hàng xong nhận về đánh giá 1, 2 sao trên app là coi như mất ngày lương.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp