Động thái này đã giải quyết được một vấn đề quan trọng đối với cộng đồng người Nam Á, đặc biệt là người Ấn Độ và những tín đồ Hindu giáo ở khu vực thành phố Seattle.
Bà Kshama Sawant, một thành viên người Mỹ gốc Ấn thuộc Hội đồng thành phố Seattle, cho biết cuộc chiến chống phân biệt đẳng cấp có mối liên hệ sâu sắc với cuộc chiến chống lại mọi hình thức phân biệt đối xử và áp bức.
“Không chỉ Seattle mà những người Mỹ gốc Nam Á và cả những người lao động nhập cư ở khắp nước Mỹ cũng đang phải gánh chịu sự phân biệt đẳng cấp ngay tại nơi làm việc, kể cả trong lĩnh vực công nghệ” - bà Sawant nói thêm.
Nguồn gốc của sự phân biệt đẳng cấp ở Ấn Độ xuất phát từ một hệ thống phân cấp xã hội dựa trên nghề nghiệp và nơi sinh có từ 3.000 năm trước.
Trong đó Dalits là tầng lớp thấp kém nhất, bị đối xử tệ bạc nhất và luôn bị những người theo Hindu giáo ở Ấn Độ coi là “tiện dân”.
Tuy phân biệt đẳng cấp đã bị cấm ở Ấn Độ kể từ năm 1948, song những ảnh hưởng của nó vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Một nghiên cứu cho thấy những người thuộc các đẳng cấp thấp hơn ít được nhận các công việc được trả lương cao hơn.
Trong những năm gần đây, các chính sách của Chính phủ Ấn Độ dành cho những sinh viên thuộc đẳng cấp thấp hơn tại các trường đại học hàng đầu nước này đã giúp tạo ra nhiều nhân lực trong lĩnh vực công nghệ ở các quốc gia phương Tây.
Các nhà hoạt động chống phân biệt đẳng cấp nói rằng phân biệt đối xử dựa trên đẳng cấp, thứ bậc xã hội hay chủng tộc đều tương tự như nhau, và do đó tất cả hình thức phân biệt đối xử nên bị cấm bởi pháp luật.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận