Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
TTO - 205 tấm HCV, với đỉnh cao là 2 chức vô địch bóng đá nam và nữ đầy cảm xúc. Nhưng vượt lên trên hết, SEA Games 31 mang đến cho người hâm mộ một sự kiện tranh tài đỉnh cao sau 2 năm làng thể thao bị đình trệ vì dịch bệnh.
Trưởng đoàn thể thao Việt Nam Trần Đức Phấn chia sẻ, trước thềm SEA Games 31 diễn ra, một số lãnh đạo thể thao các nước (như Malaysia và Myanmar) nói với ông rằng họ đã nghĩ Việt Nam không thể tổ chức được kỳ SEA Games này, khi mà dịch bệnh vẫn còn dai dẳng như vậy.
Nhưng rồi khi "giờ G đã điểm", kỳ tranh tài thể thao của khu vực đã diễn ra vô cùng suôn sẻ, như chưa hề có tác động nào của dịch bệnh. Vẫn là những cuộc tranh tài sôi nổi, những làn sóng ồ ạt trên khán đài, và sự hiện diện của hàng loạt các VĐV đẳng cấp tầm châu lục hay thậm chí là cả thế giới, đặt chân đến kỳ SEA Games đầu tiên kể từ khi đại dịch COVID-19 xuất hiện.
Bên trong nhà thi đấu Bắc Giang hôm diễn ra nội dung chung kết đồng đội nữ môn cầu lông, Apriani Rahayu nói rằng cô choáng ngợp và hạnh phúc với sự cổ vũ cuồng nhiệt của các CĐV Việt Nam. "Thật bất ngờ khi nghe các CĐV bản địa hô vang: Indonesia, Indonesia. Bầu không khí tuyệt vời, tôi rất hạnh phúc khi được các bạn cổ vũ", tay vợt 24 tuổi người Indonesia nói.
Rahayu là ai? 10 tháng trước, cô cùng với người đồng đội Greysia Polii xuất sắc đánh bại cặp đối thủ Trung Quốc trong trận chung kết đôi nữ ở Olympic Tokyo.
Đội cầu lông của Indonesia nổi tiếng mạnh bậc nhất thế giới. Và trong lúc một số đồng đội chọn thi đấu ở Thomas Cup 2022 (diễn ra cùng thời điểm), Rahayu chọn tham dự SEA Games, "vì tôi luôn thích bầu không khí này, cơ hội được mang HCV về cho đoàn thể thao nước nhà, và vì sự hiếu khách của các CĐV chủ nhà", Rahayu nói thêm.
Người hâm mộ Việt Nam thân thiện với nhiều VĐV nước ngoài
Nhà thi đấu Bắc Giang cũng chỉ là một trong số 12 địa điểm đăng cai SEA Games 31, cùng với Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Hải Dương, Hải Phòng, Hòa Bình, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc đã chiêu đãi những vị khách nước ngoài một bữa tiệc của lòng hiếu khách và đậm tinh thần thể thao.
Tinh thần chiêm ngưỡng thể thao, vượt ra khỏi những lằn ranh lãnh thổ và dân tộc, đó là khi Joseph Schooling - ngôi sao bơi lội từng giành HCV Olympic cho Singapore - được cả nhà thi đấu Cung thể thao dưới nước Mỹ Đình vỗ tay vang dội khi cởi áo bước ra hồ…
Là khi Buakaw Banchamek - võ sĩ được tôn xưng "thánh muay Thái" - được các fan võ thuật vòng đi vòng lại nhiều lần để xin một tấm hình chụp cùng.
Hay khi Phakpoom Sanguansin nhận được cái vỗ vai an ủi từ một số CĐV lão làng của môn bóng bàn, những người đã chứng kiến khoảnh khắc tay vợt Thái Lan ngậm ngùi về nhì ở kỳ SEA Games tổ chức tại Việt Nam 19 năm trước, và giờ đây lặp lại ở SEA Games 31.
Và không cần phải nói về sức cổ vũ cuồng nhiệt mà các VĐV nước chủ nhà nhận được. Từ bóng đá cho đến những môn thể thao vốn ít người quan tâm như kurash, nhảy cầu, pencak silat… Các sân vận động, các cung thể thao trong nhà chật kín chỗ ngồi và hừng hực lửa mỗi khi VĐV Việt Nam ra sân.
Như thường lệ, bóng đá luôn là môn thể thao được người hâm mộ Việt Nam quan tâm nhất. Mỗi một lần các chàng trai U23 Việt Nam bước ra đấu trường SEA Games, sức ép khủng khiếp là thứ chúng ta đều có thể cảm nhận trên vai họ.
Đến mức trong buổi họp báo cuối cùng ở SEA Games 31, HLV Park Hang Seo vẫn còn tỏ thái độ khá căng thẳng và thừa nhận: "Tôi biết kỳ SEA Games này ý nghĩa thế nào với người dân Việt Nam. 3 năm trước chúng tôi đã giành được HCV, nhưng đây là một kỳ SEA Games diễn ra trên sân nhà. Tôi đã bị stress khá nhiều".
Chiến tích huy hoàng tại Manila 2019 không hề làm giảm đi cơn khát vàng bóng đá của người hâm mộ. Thậm chí sức ép càng lớn hơn khi những Thanh Bình, Tuấn Tài, Công Đến, Mạnh Dũng… bị đánh giá là kém sắc hơn so với lứa đàn anh đã thành công rực rỡ 4 năm qua.
Ngày qua ngày, sức ép đó không hề giảm đi, bất chấp tuyển Việt Nam "lầm lì" tiến sâu vào giải với thành tích không thủng lưới một bàn nào. Những chiến thắng kiểu vừa đủ, bao gồm pha lập công muộn màng của Hùng Dũng trong trận thắng Myanmar, rồi bàn thắng quý như vàng vào lưới Malaysia trong hiệp phụ trận bán kết như thể để dồn nén lại cảm xúc vui mừng, trước thềm "đại tiệc" chung kết gặp Thái Lan.
Người Thái luôn là một nỗi ám ảnh với bóng đá Việt Nam. Đến mức bất chấp thầy trò ông Park Hang Seo đã thành công rực rỡ 4 năm qua, người ta vẫn đánh giá rằng hành trình đó chưa trọn vẹn vì chiến lược gia người Hàn Quốc chưa thể giúp Việt Nam thắng Thái Lan đúng nghĩa trong một trận so tài 90 phút.
Và rồi đến 90 phút quyết định, U23 Việt Nam đã chơi trận đấu hay nhất từ đầu giải của họ, tạo nên một bữa đại tiệc với đầy đủ hương vị. Có những giây phút mãn nhãn vì sự lấn lướt, có những cảm xúc tiếc nuối vì cơ hội bị bỏ lỡ, có cả những khoảnh khắc thót tim vì sự nguy hiểm của người Thái…
Và bàn thắng phút 83 của Nhâm Mạnh Dũng, cú đánh đầu đưa bóng vào góc chữ A khung thành, xứng đáng là khoảnh khắc vàng trong cơn bão vàng của SEA Games.
Sẽ là rất bất công nếu không kể đến các cô gái bóng đá nữ. Nếu các chàng trai làm người hâm mộ hồi hộp, âu lo rồi vỡ òa hạnh phúc bao nhiêu, thì như thường lệ, các cô gái luôn tạo ra một niềm tin tuyệt đối.
Ở Manila 2019, bóng đá nữ Việt Nam đã vượt mặt Thái Lan để trở thành đội tuyển sở hữu nhiều HCV SEA Games nhất. Và khi đại hội về đến sân nhà, không có lý do gì để các cô gái không một lần nữa khẳng định vị thế ngôi hậu của mình. Với thành tích toàn thắng 4/4 trận, bóng đá nữ Việt Nam giành tấm HCV thứ 7 trong lịch sử tham dự SEA Games một cách không thể thuyết phục hơn.
Nói đến đại hội thể thao, là không thể không nói đến điền kinh - môn thể thao nữ hoàng. Và với 22 HCV giành được, điền kinh Việt Nam đã tạo mốc son chói lọi khi lần đầu tiên trong lịch sử giành được số huy chương cao đến vậy trong một kỳ SEA Games, thống trị ngôi vị số 1 Đông Nam Á.
Trong số những HCV bất ngờ nhất của đội tuyển điền kinh Việt Nam phải kể đến tấm HCV nội dung marathon (42,195km) của nam VĐV Hoàng Nguyên Thanh. Trong ngày thi đấu cuối cùng của điền kinh tại SEA Games 31 hôm 19-5, Hoàng Nguyên Thanh đã gây chấn động khi cán đích đầu tiên, giành HCV với thời gian 2 giờ 25 phút 07 giây 84. Trước đó, không ai kể cả giới chuyên môn lẫn dân phong trào có thể tin marathon Việt Nam giật được HCV tại SEA Games.
Một điểm thú vị của điền kinh, đó là sự thành công từ các VĐV người dân tộc. Như cô gái dân tộc Thái Lò Thị Hoàng đã xuất sắc giành HCV, phá kỷ lục SEA Games sau 15 năm ở nội dung ném lao nữ. Cô gái quê Sơn La đã vượt qua mọi khó khăn, định kiến xã hội để theo đuổi sự nghiệp thể thao suốt 10 năm qua và mang về tấm HCV lấp lánh hơn kim cương với thành tích 56,37m.
Rồi đến cô gái dân tộc Mường - Nguyễn Linh Na cũng làm nên điều kỳ diệu khi giành tấm HCV 7 môn phối hợp danh giá với 5.415 điểm, sau 17 năm chờ đợi điền kinh Việt Nam mới lại có HCV ở nội dung này.
Ngôi sao thực sự của điền kinh Việt Nam những năm qua và tại SEA Games 31 chính là VĐV Nguyễn Thị Oanh. Oanh đã giành 3 HCV ở 3 nội dung khốc liệt là: 1.500m, 3.000m vượt chướng ngại vật, 5.000m. Ở nội dung 3.000m vượt chướng ngại vật, Oanh về đích đầu tiên với thời gian 9 phút 52 giây 44, phá kỷ lục SEA Games (kỷ lục cũ nội dung này cũng do chính Nguyễn Thị Oanh xác lập tại SEA Games 30 với thời gian 10 phút 00 giây 02 tại Philippines). Với thành tích này, Nguyễn Thị Oanh đã được bầu chọn vào danh sách 4 VĐV xuất sắc nhất SEA Games 31.
Ngoài Ánh Viên, SEA Games 31 còn thiếu vắng một siêu sao lừng lẫy trong tư cách VĐV - xạ thủ Hoàng Xuân Vinh, nhà vô địch Olympic duy nhất trong lịch sử thể thao Việt Nam. Sau khi giải nghệ, xạ thủ 48 tuổi tham gia vào ban huấn luyện và cũng góp một phần công sức trong việc vực dậy đội bắn súng nước nhà.
Ở SEA Games 30, đội tuyển bắn súng Việt Nam ra về tay trắng khi không giành được tấm HCV nào. Và với điểm tựa tinh thần trên sân nhà, các xạ thủ Việt Nam đã chứng tỏ lại vị thế của mình, với 7 tấm HCV, vượt chỉ tiêu đề ra trước đại hội là giành từ 5-6 HCV.
Rất nhiều bộ môn vượt chỉ tiêu, thi đấu thành công ở SEA Games, như thể dục dụng cụ, chèo thuyền, vật, taekwondo. Và trong cơn bão vàng đó, vẫn có những chiến thắng giàu cảm xúc hơn cả.
Xạ thủ 48 tuổi Trần Quốc Cường đã có lời chia tay sự nghiệp ngọt ngào sau khi giành 2 HCV tại SEA Games 31
Với bắn súng, đó chính là khoảnh khắc xạ thủ kỳ cựu Trần Quốc Cường nã phát súng cuối cùng ở nội dung súng ngắn 50m nam, mang về tấm HCV cuối cùng cho sự nghiệp đầy vinh quang của anh. Hình ảnh Hoàng Xuân Vinh đến ôm chầm người bạn thân thiết, người đã đồng hành cùng anh trong 20 năm thi đấu để chia vui cũng là một khoảnh khắc đầy xúc động.
Không thể không kể đến bóng bàn, với chiến tích giành lại tấm HCV đơn nam sau 19 năm chờ đợi. Chàng trai người Hải Dương Nguyễn Đức Tuân khiến người hâm mộ quê nhà nức lòng hởi dạ vì màn trình diễn cực kỳ bùng nổ trong ngày thi đấu cuối cùng của bộ môn này.
Bại tướng của Đức Tuân trên hành trình vào đến chung kết là Clarence Chew - một trong hai tay vợt nam có thứ hạng cao nhất ở SEA Games 31 (hạng 126 thế giới) và "lão tướng" Phakpoom người Thái Lan, đều là những tượng đài của bóng bàn khu vực.
Và không phải chỉ có HCV mới đáng nêu tên!
SEA Games 31 trở thành cột mốc đáng nhớ của bóng rổ Việt Nam khi giành được 2 HCB các nội dung 3x3. Thành tích này chắc chắn sẽ thúc đẩy phong trào bóng rổ phát triển hơn nữa trong cộng đồng giới trẻ.
Nguyễn Tiến Minh thi đấu sòng phẳng với tay vợt trẻ tuổi xếp hạng 10 thế giới Loh Kean Yew
Nguyễn Tiến Minh với cuộc đua căng thẳng đến những điểm số cuối cùng của ván thứ 3 trước tay vợt hạng 10 thế giới Loh Kean Yew cũng đáng được ghi nhận như một trong những màn so tài đẳng cấp nhất kỳ SEA Games này.
Và hình ảnh Hoàng Thị Ngọc Hoa nôn thốc nôn tháo sau khi hoàn thành cự ly marathon nữ, mang về tấm HCĐ trở thành một câu chuyện thể thao rất điển hình, tượng trưng cho tinh thần vượt khó mà SEA Games - hay phong trào Olympic đặt ra.
Hoàng Thị Ngọc Hoa tuy không giành vàng nhưng để lại hình ảnh đầy xúc động ở cuộc đua marathon nữ
Hơn 2 tuần lễ tranh tài sôi động, 2 tuần lễ với những màn trình diễn từ các VĐV đẳng cấp hàng đầu khu vực, châu lục và thậm chí là cả thế giới đã chính thức khép lại. Người hâm mộ thể thao trong nước cũng như toàn Đông Nam Á đã được một phen "đã khát" sau 2 năm trời làng thể thao bị đình trệ vì dịch bệnh.
Các chàng trai thể dục dụng cụ giành 4 HCV SEA Games 31
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận