Phóng to |
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến bức xúc phát biểu như vậy tại buổi làm việc với UBND TP.HCM về tình hình công tác y tế tại TP sáng 29-11.
Hàng chục nguyên nhân
Mở đầu buổi làm việc, ông Phạm Việt Thanh - giám đốc Sở Y tế TP.HCM - phân tích có hàng chục nguyên nhân dẫn đến quá tải, như không phân tuyến kỹ thuật; các BV đầu ngành tại TP.HCM được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, đội ngũ chuyên môn có tay nghề cao trong khi các BV tuyến tỉnh chưa tạo được sự tín nhiệm của người dân, đưa đến sự vượt tuyến khám chữa bệnh...Hậu quả của quá tải BV làm ảnh hưởng chất lượng điều trị bệnh nhân, buộc bác sĩ phải khám bệnh quá nhanh, dễ bỏ sót triệu chứng, gia tăng bệnh nhân nội trú bị nhiễm trùng BV. Tình trạng này còn làm ảnh hưởng đến tinh thần, thái độ phục vụ của nhân viên y tế, dễ cáu gắt do quá căng thẳng, mệt mỏi.
Cố gắng mỗi bệnh nhân được nằm một giường “Vì sao nhân dân phê phán một số BV làm không tròn trách nhiệm, thái độ phục vụ kém? Vì khi tự chủ tài chính, một số BV đã tính toán nặng về phần tăng thu nhập cho cán bộ công chức của BV” - Phó chủ tịch UBND TP.HCM Hứa Ngọc Thuận nói. Ông Thuận kiến nghị bộ trưởng chỉ đạo các BV thực hiện đúng các công thức, các quy chuẩn: “Trong đó, điều kiện đầu tiên là phải thực hiện đúng tỉ lệ 1 bác sĩ/3,3-3,5 điều dưỡng”. Bộ trưởng thống nhất cao với các giải pháp của UBND TP.HCM. Hiện Bộ Y tế cũng đã thành lập tổ công tác đặc biệt để soạn thảo và thực hiện đề án chống quá tải BV. Bà Tiến đặt ra yêu cầu: “Cố gắng trong thời gian tới mỗi bệnh nhân khi vào BV được nằm một giường, tệ lắm thì cũng chỉ kê thêm băng ca hay giường phụ cho bệnh nhân. Không thể để mãi tình trạng 2-3 bệnh nhân phải nằm chung một giường, thậm chí nằm ngoài hành lang, gầm giường mãi như thế này”. |
Còn giải pháp lâu dài được Sở Y tế TP đề xuất là tăng cường đào tạo nhân lực, đẩy nhanh tiến độ xây dựng, mở rộng các BV cửa ngõ, thực hiện phân tuyến kỹ thuật trong khám chữa bệnh để hạn chế vượt tuyến, thực hiện cơ chế viện phí tính đúng, tính đủ. Theo ông Thanh, nếu xây dựng và mở rộng được các BV cửa ngõ sẽ giúp ngành y tế TP tăng thêm được 8.000-9.000 giường bệnh (tổng số giường bệnh trên toàn địa bàn TP.HCM hiện có hơn 31.000 giường với gần 40 giường/vạn dân).
Xây mới, mở rộng bệnh viện
Phát biểu tại cuộc họp, ông Hứa Ngọc Thuận - phó chủ tịch UBND TP.HCM - đề nghị bộ trưởng Bộ Y tế đồng thuận với UBND TP kiến nghị Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch - đầu tư cho phép TP.HCM khởi công mới đối với các công trình y tế.
Theo ông Thuận, năm 2011 nhiều công trình y tế tại TP bị “giậm chân tại chỗ” do vướng nghị quyết 11 (không cho xây dựng mới BV trong nội thành). “Nếu tháo khoán được vấn đề này, tôi tin chắc rằng với sự chuẩn bị của UBND TP và chỉ đạo của Thường vụ Thành ủy thì đến năm 2014 TP.HCM sẽ có thêm ít nhất ba BV mới: một là BV nhi TP 1.000 giường, hai là BV Ung bướu (cơ sở 2) ở Q.9, và mở rộng BV Đa khoa khu vực Thủ Đức. Đến năm 2015 sẽ có ba BV tiếp theo được xây dựng mới và mở rộng” - ông Thuận khẳng định.
Báo cáo của Sở Y tế cho thấy công suất sử dụng giường bệnh tuyến quận huyện tối đa mới đạt 60%, còn lại là bỏ trống. Ông Thuận cũng nhìn nhận thời gian qua, việc đầu tư trang thiết bị cho các BV quận huyện còn thấp và nhiều khi không phục vụ được yêu cầu khám chữa bệnh của người dân. Sau đó ông đặt ra hàng loạt câu hỏi cho Sở Y tế TP là tại sao không phát triển các khoa chấn thương chỉnh hình, những khoa nhi đủ mạnh ở những BV quận huyện có đông dân cư từ 300.000-600.000 dân như Bình Chánh, Tân Bình, Tân Phú, Củ Chi...?
Theo ông Thuận, nếu các BV quận huyện có các khoa chuyên môn đáp ứng được nhu cầu của người bệnh thì sẽ giảm tải được cho các BV tuyến trên.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận