Để hỗ trợ bệnh nhân mắc hội chứng Down hoà nhập xã hội, bớt gánh nặng cho gia đình trong việc chăm sóc và nuôi dưỡng họ, tại toạ đàm, các chuyên gia đã đưa ra ba đề xuất thực hiện trong thời gian tới.
Đó là thành lập tổ chức hội chứng Down Việt Nam, lập Quỹ Down Việt Nam và xây dựng các nhiệm vụ khoa học nghiên cứu về dịch tễ, dự phòng, di truyền của người mang hội chứng Down, các chương trình giáo dục, chăm sóc người mang hội chứng Down.
Theo GS Trương Đình Kiệt, Viện trưởng Viện di truyền y học, ngoài tổ chức Down thế giới, các nước đều đã có tổ chức Hội chứng Down của riêng quốc gia nhưng đến nay, Việt Nam vẫn chưa có tổ chức này.
Trong khi đó theo thống kê, dù đã được tầm soát trước khi sinh nhưng tại Việt Nam mỗi năm có 2000 trẻ bị hội chứng Down ra đời và tuổi thọ của người mang hội chứng Down ngày càng cao.
Do vậy cần có những nghiên cứu, những hoạt động cụ thể để hỗ trợ bệnh nhân, gia đình và cả bác sĩ khi chăm sóc bệnh nhân mang hội chứng Down đến khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế.
Cũng theo bác sĩ Diệp, có thể áp dụng kinh nghiệm từ việc triển khai các hoạt động nghiêp cứu giáo dục hỗ trợ bệnh nhân tự kỷ vì chỉ một thời gian ngắn trước đây, bệnh tự kỷ cũng rất xa lạ ở Việt Nam, nhưng khi được xã hội quan tâm thì việc chăm sóc người hội chứng tự kỷ đã cải thiện rõ.
Bác sĩ CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, giám đốc trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho rằng cần phải có những nghiên cứu về dinh dưỡng để phòng ngừa hội chứng Down vì qua thực tế cho thấy, khi mang thai nếu thiếu máu dinh dưỡng sẽ dễ dẫn đến hội chứng ống thần kinh, trong khi đó, phụ nữ chỉ bổ sung axit folic, sắt khi mang thai mà lẽ ra, để phòng ngừa, phải quan tâm bổ sung dưỡng chất này khi có ý định mang thai. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận