15/06/2013 10:00 GMT+7

Sẽ sửa luật để xử nghiêm tội tham nhũng

LÊ KIÊN
LÊ KIÊN

TT- Đó là khẳng định của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình tại phiên trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội ngày 14-6.

fCibscjy.jpgPhóng to

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình tại phiên trả lời chất vấn các đại biểu Quốc hội ngày 14-6 - Ảnh: Việt Dũng

“Nhiều ý kiến trong dư luận cho rằng việc phát hiện nhóm tội phạm về tham nhũng, kinh tế, chức vụ ít, nhưng khi xét xử thì cho hưởng án treo nhiều, dẫn đến sự hoài nghi của nhân dân về sự nghiêm minh của pháp luật?” - đại biểu Đỗ Thị Hoàng (Quảng Ninh) hỏi.

“Treo” nhiều là do luật

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng: Sẽ ban hành nghị quyết về chất vấn

Trong phiên chất vấn này, Quốc hội yêu cầu Chính phủ và các bộ trưởng liên quan một số nội dung quan trọng. Đối với bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là tiến hành các giải pháp cần thiết để tiếp tục đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, giải quyết cả về lượng, cả về chất... Đối với bộ trưởng Bộ Văn hóa - thể thao và du lịch là chiến lược, kế hoạch để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc... Đối với bộ trưởng Bộ Lao động - thương binh và xã hội có bốn vấn đề lớn, trong đó đầu tiên là đào tạo nghề... Cuối kỳ họp này Quốc hội sẽ ban hành nghị quyết về chất vấn.

Đáp lại, ông Nguyễn Hòa Bình “đồng tình với đại biểu là án kinh tế nhiều, án tham nhũng xử treo nhiều tạo ra suy nghĩ là chúng ta thiếu quyết tâm trong đấu tranh phòng chống”. Ông Bình cho biết tỉ lệ xử án treo trong nhóm tội phạm này là 30,8%, cao hơn các loại án khác. Nguyên nhân: chính sách của án kinh tế là phải thu hồi được tiền, tài sản, khắc phục hậu quả và phạt. Khi đã khắc phục được hậu quả, việc đặt ra hình phạt tù là không cao. Theo luật, có khá nhiều tình tiết được vận dụng để giảm nhẹ, xử dưới khung. “Chúng tôi đã có chỉ đạo là không được vận dụng hai tình tiết giảm nhẹ hình phạt: nhân thân tốt và phạm tội lần đầu. Tham nhũng thì đều là người có chức vụ, nhân thân tốt là tất yếu; cũng không có chuyện lấy tình tiết là phạm tội lần đầu để giảm nhẹ vì đã tham nhũng rồi khó có cơ hội trở lại làm cán bộ để tham nhũng lần thứ hai” - ông Bình khẳng định.

Cùng tham gia trả lời nội dung này, Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình nói: “Việc đánh giá tình trạng án treo không phải là đánh giá trên con số mà phải đánh giá trên cơ sở từng bản án dựa trên quy định của pháp luật. Pháp luật quy định như vậy, khi bị cáo hội đủ điều kiện thì phải xử hưởng án treo. Thời gian qua chúng tôi đã kiểm tra rất quyết liệt, qua đó thấy rằng kết quả xét xử phần lớn là đúng quy định của pháp luật, chỉ có 0,65% số vụ chưa đúng quy định của pháp luật. Để xử lý nghiêm nhóm tội phạm tham nhũng, tới đây chúng tôi sẽ đề nghị Quốc hội sửa đổi một số quy định của Bộ luật hình sự”.

586 tù tử hình chờ thi hành án: sắp có thuốc độc

Nêu con số 586 người bị kết án tử hình chưa thi hành án được vì chưa có thuốc độc, trong khi Luật thi hành án tử hình đã có hiệu lực hai năm nay, đại biểu Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa - Vũng Tàu) nêu vấn đề: “Áp lực giam giữ, tâm lý căng thẳng với cả phạm nhân và cán bộ chiến sĩ. Có những phạm nhân đã viết đơn đề nghị được thi hành án. Trách nhiệm kiểm sát của ngành kiểm sát việc này như thế nào?”. Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình trả lời: “Chúng ta có 586 bản án đã tuyên, trong đó có 117 bản án đã có điều kiện thi hành. Tôi đồng ý với đại biểu là có những áp lực, nhưng việc chậm thi hành cũng là vấn đề nhân đạo”.

Đề cập rõ hơn vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang cho hay: “Căn cứ vào Luật thi hành án hình sự, Bộ Công an đã khẩn trương triển khai quy định thi hành án tử hình bằng hình thức tiêm thuốc độc. Chúng tôi đã tổ chức ban hành quy trình, tập huấn lực lượng, xây dựng năm cơ sở thi hành án. Nhưng chúng ta khó khăn về nguồn thuốc độc, do nghị định quy định là nhập nguồn thuốc đó từ nước ngoài. Vừa qua chúng tôi đã tham mưu Chính phủ ban hành nghị định mới theo đó cho phép thi hành án bằng nguồn thuốc trong nước. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 27-6-2013, chúng tôi sẽ tổ chức thi hành án sau khi nghị định mới có hiệu lực thi hành”.

“Quốc hội cũng có trách nhiệm. Rõ ràng là chưa có thuốc độc mà lại thông qua cái luật có thuốc độc, nên mới không thi hành được” - Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói.

LÊ KIÊN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp