27/04/2022 11:19 GMT+7

Sẽ kiến nghị rút hồ sơ công nhận di sản phi vật thể lễ hội bà Phi Yến

NHẬT LINH
NHẬT LINH

TTO - Tọa đàm khoa học "An Sơn miếu và bà Phi Yến ở Côn Đảo - vấn đề từ truyền thuyết đến hồ sơ di sản" có sự tham gia của nhiều nhà nghiên cứu, nhà khoa học lịch sử ở TP.HCM, Hà Nội và Thừa Thiên Huế.

Sẽ kiến nghị rút hồ sơ công nhận di sản phi vật thể lễ hội bà Phi Yến - Ảnh 1.

Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc sẽ gửi kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ về việc thu hồi quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ hội bà Phi Yến ở Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: NHẬT LINH

Liên quan đến câu chuyện "Băn khoăn quanh di sản Lễ giỗ Bà Thứ phi Hoàng Phi Yến" (Tuổi Trẻ ngày 19-4), ngày 26-4, Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc - con cháu vua Gia Long - đã tổ chức tọa đàm khoa học "An Sơn miếu và bà Phi Yến ở Côn Đảo - vấn đề từ truyền thuyết đến hồ sơ di sản". 

PGS.TS Đỗ Bang - phó chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam - nói mục đích cuộc tọa đàm là xác minh các sự kiện, nhân vật, di tích, nguồn gốc lễ hội để tôn vinh, phát huy đúng người, đúng việc, trả lại những giá trị chân chính của lịch sử cho các sự kiện, nhân vật mà cụ thể là vua Gia Long lâu nay bị hàm oan.

Theo ông Bang, truyền thuyết về bà Lê Thị Răm về sau là thứ phi Hoàng Phi Yến là gán ghép từ một câu chuyện dân gian phổ biến cùng thời xuất phát dưới triều Lê ở Thăng Long vào năm 1788. Khi đó vua Lê Chiêu Thống cho người qua cầu viện nhà Thanh và xin tị nạn ở Trung Quốc sau khi bị quân Tây Sơn đánh bại.

Nhân vật phụ nữ trong câu "gió đưa cây Cải về trời, rau Răm ở lại chịu đời đắng cay", theo ông Bang có thể nói đến bà phi Lê Thị Kim của vua Lê Chiêu Thống chứ không phải bà Lê Thị Răm được cho là thứ phi của chúa Nguyễn Ánh.

Bà Lê Thị Kim khi đó đã không thể cùng đoàn của vua Lê sang Trung Quốc mà phải ở lại nước Việt dưới sự kiểm soát của nhà Tây Sơn. Từ "về trời" được ám chỉ là nhà Thanh (thiên triều) lúc đó. 

"Sự tích bà thứ phi Hoàng Phi Yến ghi trên tấm bia di tích tại An Sơn miếu là xuyên tạc lịch sử, nhằm bôi nhọ hình ảnh vua Gia Long cần được xóa bỏ", ông Bang nói.

TS Nguyễn Quang Trung Tiến, nguyên trưởng khoa lịch sử Trường ĐH Khoa học (ĐH Huế), nói rằng về việc chúa Nguyễn Ánh chạy đến Côn Đảo đang nằm trong hải phận do Tây Sơn kiểm soát là điều không thể.

Còn theo nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa, việc chúa Nguyễn Ánh có hành động ném con trai của mình xuống biển trước mặt đoàn tùy tùng khi chạy trốn Tây Sơn là hoàn toàn không thể. Ông Hoa nói rằng một bậc quân vương muốn thống nhất giang sơn thì phải thu phục được lòng người.

TS Nguyễn Phước Bửu Nam - chủ tịch Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc - cho biết sau tọa đàm này hội đồng sẽ có kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ, bộ trưởng Bộ VH-TT&DL cùng các đơn vị liên quan về việc thu hồi quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đối với "Lễ giỗ bà thứ phi Hoàng Phi Yến ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu".

Kiến nghị rút lễ giỗ bà Phi Yến khỏi danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Kiến nghị rút lễ giỗ bà Phi Yến khỏi danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

TTO - Hội đồng trị sự Nguyễn Phước tộc - con cháu vua Gia Long - cùng nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, lịch sử đã cùng ký tên vào đơn kiến nghị gửi Thủ tướng Chính phủ rút lễ giỗ bà Phi Yến khỏi danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

NHẬT LINH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp