23/09/2023 09:50 GMT+7

Sẽ hợp nhất một số cơ quan cấp tỉnh, huyện, sắp xếp lại đại học, bệnh viện

Chính phủ cho biết sẽ nghiên cứu, thực hiện hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Đồng thời cơ cấu lại đại học, bệnh viện.

Cán bộ, công chức ở TP.HCM phục vụ người dân - Ảnh: Q.ĐỊNH

Cán bộ, công chức ở TP.HCM phục vụ người dân - Ảnh: Q.ĐỊNH

Chính phủ đã có báo cáo Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Nghiên cứu hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, huyện

Đến nay, theo Chính phủ, đã giảm được 17 tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục; giảm 8 cục thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 145 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm cơ bản phòng trong vụ, giảm được 7 sở và 2.159 phòng thuộc sở, thuộc UBND cấp huyện.

Về sắp xếp đầu mối đơn vị sự nghiệp công lập bộ, ngành, địa phương, kết quả sắp xếp tính đến thời điểm 30-6-2022, đối với bộ, ngành còn 1.035 đơn vị, giảm 98 đơn vị, tương ứng giảm 8,6%. Đối với địa phương còn 46.653 đơn vị, giảm 7.631 đơn vị, tương ứng giảm 14,05%.

Về nhiệm vụ, giải pháp trong thời gian tới, theo Chính phủ, các bộ, ngành tiếp tục kiện toàn tổ chức bên trong của các cơ quan, đơn vị, tổ chức theo hướng tinh gọn.

Trong đó, sớm hoàn thành việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của tổng cục và tổ chức tương đương tổng cục...

Rà soát, đề xuất giải quyết các vấn đề còn giao thoa giữa các bộ, cơ quan ngang bộ theo hướng báo cáo Chính phủ giao một cơ quan chủ trì (được pháp luật chuyên ngành quy định)...

Các địa phương tiếp tục rà soát, hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kiện toàn cơ cấu tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu quả, đáp ứng tiêu chí thành lập tổ chức theo quy định của Chính phủ.

Nghiên cứu, thực hiện hợp nhất các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện theo thông báo kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện một số mô hình thí điểm.

Cơ cấu, sắp xếp lại các trường đại học, bệnh viện

Về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập, Chính phủ nêu rõ các bộ, ngành khẩn trương xây dựng, hoàn thiện các phương án sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập trong năm 2023, lộ trình đến năm 2025.

Cụ thể, cơ bản hoàn thành việc sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng giảm đầu mối (tiếp tục giảm tối thiểu 10% số lượng đơn vị sự nghiệp công lập so với năm 2021).

Phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ tài chính (tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên).

100% đơn vị sự nghiệp kinh tế và sự nghiệp khác có đủ điều kiện hoàn thành chuyển đổi thành công ty cổ phần. Tiếp tục nâng cao mức độ tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Đẩy mạnh cơ chế tự chủ, xác định rõ số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp tương ứng với mức độ tự chủ về tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập. Đẩy mạnh xã hội hóa một số dịch vụ công, nhất là trong các lĩnh vực có điều kiện...

Đối với giáo dục, có phương án cơ cấu lại các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp, bảo đảm đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho ngành và địa phương.

Đồng thời thực hiện lộ trình tự chủ về tài chính phù hợp với lộ trình tính giá dịch vụ giáo dục đào tạo.

Đối với y tế, chỉ giữ lại các đơn vị thuộc bộ phục vụ nhiệm vụ chính trị và một số ít bệnh viện chuyên khoa đầu ngành gắn với chức năng, nhiệm vụ của bộ đáp ứng đầy đủ tiêu chí, điều kiện thành lập theo quy định của pháp luật.

Chuyển dần các bệnh viện thuộc Bộ Y tế và các bộ, cơ quan nhà nước ở trung ương về địa phương quản lý (trừ một số ít bệnh viện chuyên khoa đầu ngành, bệnh viện của các trường đại học).

Rà soát và thực hiện lộ trình tự chủ về tài chính, bảo đảm đến hết năm 2025 các cơ sở khám chữa bệnh (trừ các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực khám chữa bệnh đặc thù) là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi thường xuyên trở lên.

Sau năm 2025 các cơ sở không tự bảo đảm chi thường xuyên sẽ phải tổ chức lại cho phù hợp.

Chính phủ giao Bộ Nội vụ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện các nội dung cụ thể của chính sách tiền lương mới theo yêu cầu tại nghị quyết 27 của trung ương, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Các huyện, xã nào thuộc diện sáp nhập?Các huyện, xã nào thuộc diện sáp nhập?

Tuổi Trẻ đã có cuộc trao đổi với đại biểu NGUYỄN PHƯƠNG THỦY - phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội - xung quanh việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã thời gian vừa qua và giai đoạn 2023 - 2030.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp