Phóng to |
Khách du lịch mua sắm tại Bưu điện TP.HCM - Ảnh: Lê Sơn |
Phóng to |
- Lâu nay công tác xúc tiến của du lịch Việt Nam chưa đẩy mạnh tại các thành phố lớn ở Trung Quốc vốn đông dân, có lượng khách đi du lịch nước ngoài nhiều. Tuy nhiên, đợt khủng hoảng kinh tế vừa qua cho thấy khách từ các thị trường gần như Trung Quốc, ASEAN đến du lịch Việt Nam khá đông. Gần đây sự kiện Hãng hàng không Vietnam Airlines (VNA) mở đường bay thẳng từ Hà Nội, TP.HCM sang Thượng Hải tiếp tục gia tăng cơ hội thu hút khách từ thị trường này, vì người Thượng Hải thu nhập cao và đi du lịch cũng nhiều.
Vừa qua tổng cục đã tổ chức hai chương trình giới thiệu tiềm năng du lịch Việt Nam ở tỉnh Chiết Giang, Giang Tô và thành phố Thượng Hải có thể đánh giá khá thành công, có khoảng 100 đại diện các công ty du lịch Trung Quốc đến tham gia. Các công ty này rất quan tâm du lịch biển Việt Nam, đây là điều mà tổng cục chưa xúc tiến trong thời gian qua.
Năm 2009 sau khi triển khai các chương trình xúc tiến quảng bá ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thâm Quyến, Quảng Châu, Tứ Xuyên, Trùng Khánh, Vũ Hán... đầu năm 2010 đến nay có hơn 100 doanh nghiệp lữ hành Trung Quốc đến Việt Nam khảo sát tour để tổ chức đưa khách sang.
Cụ thể tháng 3-2010 Cục Du lịch Tứ Xuyên (địa phương có hơn 100 triệu dân) dẫn đầu đoàn doanh nghiệp và báo chí đi dọc Việt Nam để tìm thêm thông tin, họ đang muốn mở đường bay thẳng hoặc chí ít cũng là các chuyến bay thuê chuyến (charter) từ Tứ Xuyên đến Việt Nam để phục vụ du khách. Trung Quốc có hơn chục tỉnh, mỗi tỉnh có hơn 50 triệu dân, nếu làm tốt xúc tiến chỉ cần 1% lượng khách này chọn Việt Nam đã là thành công rất lớn.
Ba tháng đầu năm 2010 lượng khách Trung Quốc đến Việt Nam tăng 215%, một con số chưa từng có của ngành du lịch Việt Nam, trong đó khách đến bằng hộ chiếu tăng nhiều hơn lượng khách thông hành.
Mục tiêu năm nay của du lịch Việt Nam là đón 1 triệu lượt khách Trung Quốc (so với con số gần 600.000 lượt năm 2009).
* Ngoài thị trường Trung Quốc, theo ông, các thị trường du lịch tiềm năng nào ngành du lịch Việt Nam nên tập trung quảng bá, thu hút khách?
- Các thị trường tiềm năng của du lịch Việt Nam vẫn là Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Úc, Pháp, Đức, Anh, Nga, Mỹ, Canada. Ngoài ra cũng nên chú trọng các thị trường Tây Âu, Trung Đông, ASEAN.
* So với mọi năm, nội dung quảng bá du lịch của Việt Nam có thay đổi gì không, thưa ông?
- Trong điều kiện hiện nay Tổng cục Du lịch càng cần phải đẩy mạnh quảng bá về điểm đến Việt Nam là điểm đến an toàn, mới mẻ và đáng khám phá. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay là khách đi du lịch thường tới nhiều điểm trong một chuyến đi, vì vậy cần quảng bá để thu hút khách đến Việt Nam, sau đó sang các nước khác trong khu vực hoặc khách đã đến các nước khác cũng không nên bỏ qua cơ hội đến Việt Nam.
Mỗi thị trường nên có chương trình giới thiệu điểm đến với nội dung riêng, trên cơ sở tâm lý thị hiếu và xu hướng hiện tại của khách ở thị trường đó. Chẳng hạn vừa rồi tại thị trường Trung Quốc, tổng cục nhấn mạnh vào các sản phẩm du lịch biển và đã thu hút được sự quan tâm lớn của các doanh nghiệp du lịch và khách du lịch Trung Quốc.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận