Theo ông Hùng, khi Bộ GTVT đề ra phương án thay đổi giờ cũng có ý kiến đóng góp của Hà Nội, các ngành khác để trình Thủ tướng cho phép Hà Nội chọn phương án đổi giờ như hiện nay, bước đầu cũng có kết quả.
Phóng to |
Do đổi giờ nên nhiều học sinh Trường THPT Kim Liên (Đống Đa, Hà Nội) phải tan học lúc 19g15 khi trời đã tối mịt - Ảnh: Nguyên Khánh |
“Các ý kiến của giáo viên, gia đình học sinh thì có người chia sẻ, cũng có người cho rằng đi về muộn, thế này thế khác. Mới có một tuần thực hiện nên chúng ta chưa đủ cơ sở tổng kết đánh giá nhưng trước tình hình dư luận, Bộ GTVT giao Vụ Vận tải làm việc, đánh giá với Hà Nội bước đầu về đổi giờ tác động tích cực hay khó khăn như thế nào để có điều chỉnh hoặc duy trì. Tuy nhiên phải chờ sinh viên đi học đủ mới có nhận định đầy đủ hơn” - ông Hùng cho biết.
Xung quanh phản ứng của các doanh nghiệp vận tải với chủ trương điều chỉnh xe khách đi đường Hồ Chí Minh đoạn Hà Nội - Vinh, ông Hùng cho rằng Bộ GTVT, Vụ Vận tải, Tổng cục Đường bộ có nghiên cứu từ 5-6 năm nay trước khi quyết định. Còn ông Trần Ngọc Thành - vụ trưởng Vụ Vận tải - cho biết thêm việc chuẩn bị, bổ sung chỉ dẫn, biển báo trên tuyến đường Hồ Chí Minh đã đầy đủ và bộ đã có văn bản chỉ đạo các sở GTVT thực hiện chuyển một số tuyến xe khách đi đường Hồ Chí Minh. Trước mắt giai đoạn đầu là tuyên truyền, phổ biến. Ông Thành nói: “Trong văn bản quy phạm pháp luật hiện nay, xe khách chỉ được đón và trả khách tại các bến xe và các điểm được đăng ký trên hành trình chứ không có dừng đỗ bắt khách tùy tiện. Việc xe chạy ở quốc lộ 1 để có thể bắt khách dọc đường là biểu hiện không mang tính phổ biến và vi phạm quy định pháp luật. Để đảm bảo trật tự giao thông và thiết lập vận tải văn minh thì hành vi đó phải chặn đứng. Bộ GTVT quyết tâm thực thi các quy định đã có”.
Theo ông Nguyễn Ngọc Đông - thứ trưởng Bộ GTVT kiêm tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ, việc nghiên cứu đánh giá tổng thể xe khách đi đường Hồ Chí Minh tiến hành trong thời gian dài, khi tuyến đường này thông từ Hà Nội tới Kon Tum từ năm 2006, Bộ GTVT đã tuyên truyền hướng dẫn phương tiện đi đường này để giảm tải. Vì vậy, lần này là tiếp tục thực hiện chứ không mới. Ông Đông khẳng định: “Chúng tôi sẽ kiên quyết việc thực hiện. Với 117 tuyến trên 1.000km do Tổng cục Đường bộ cấp hành trình định thực hiện trước tết nhưng để đảm bảo ổn định hoạt động dịp tết của doanh nghiệp nên lùi ra tết mới thực hiện. Chúng tôi đã có thời gian dài thông tin cho các doanh nghiệp và sở GTVT, có tính toán luồng tuyến, lộ trình. Dịch vụ trên đường Hồ Chí Minh đoạn Hà Nội - Vinh cơ bản đáp ứng. Còn việc cứu nạn, cứu hộ, các hạt quản lý giao thông và địa phương đã bố trí tại các hạt để ứng cứu khi cần thiết. Hiện nay quốc lộ 1 thi công mở rộng đoạn Ninh Bình - Thanh Hóa nên đi lại khó khăn. Vì vậy chúng tôi tiếp tục thực hiện điều chuyển xe khách đi đường Hồ Chí Minh và trao đổi trực tiếp với địa phương, doanh nghiệp nếu họ có ý kiến chính thức”.
Liên quan đến các vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng xảy ra thời gian gần đây, ông Nguyễn Đạt Tường - tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt VN - cho biết tai nạn giao thông đường sắt trong tháng 1-2012 giảm cả số vụ, số người chết và bị thương. Từ 21 tháng Chạp đến 18 tháng Giêng số vụ giảm được 57,1%, số người chết giảm 56%, bị thương giảm 89,2%. Tuy nhiên từ ngày 1 đến 3-2 có xảy ra một số vụ tai nạn giao thông đường sắt nghiêm trọng ở Quảng Ngãi, Hà Nội, Hà Nam. “Vụ tai nạn ở Quảng Ngãi do tài xế không tập trung nên không phát hiện tàu hỏa. Vụ ở Đông Anh (Hà Nội) ôtô chạy song song với tàu và lúc đó một chắn tàu đã đóng nhưng tài xế vẫn lao vào một bên chưa đóng, nhân viên gác chắn thấy ôtô lao vào đã nhảy ra khỏi vị trí” - ông Tường giải thích.
Sẽ nâng mức phạt vi phạm giao thông đường bộ Trên cơ sở đề nghị của Bộ Công an, Phó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo về việc xây dựng ngay nghị định nâng mức phạt đối với một số hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Theo đó, Phó thủ tướng giao Bộ Công an phối hợp với Bộ Giao thông vận tải để sớm trình Chính phủ nghị định sửa đổi, bổ sung nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2-4-2010 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo tinh thần của nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24-8-2011 của Chính phủ. Bộ Giao thông vận tải trình nghị định trên ngay cuối quý 1-2012 để xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ. Trước đó, Bộ Công an đề xuất nâng mức xử phạt đối với một số hành vi nguy hiểm như không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong hơi thở, vi phạm các quy định về tốc độ, tránh vượt không đúng quy định, chở quá số người cho phép, chở quá số người không đúng quy định... CHINHPHU.VN |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận