30/06/2017 16:58 GMT+7

​Sẽ có thêm nhiều dự án điện mặt trời

MINH HUỲNH
MINH HUỲNH

Tại Hội nghị khách hàng ngành năng lượng TTC ngày 30-6 tại TP.HCM, lãnh đạo Tập đoàn này cho biết sẽ phát triển thêm 20 dự án điện mặt trời trong thời gian tới.

Lãnh đạo  Tập đoàn TTC và đại diện IFC, AAM. Ảnh: Minh Huỳnh
Lãnh đạo Tập đoàn TTC và đại diện IFC, AAM. Ảnh: Minh Huỳnh

Các dự án này đặt tại Tây Ninh (công suất 324MW), Bình Thuận (300MW), Ninh Thuận (300MW)… với suất đầu tư tối đa 20 tỷ đồng/MW.

Theo ông Thái Văn Chuyện - Tổng Giám đốc Tập đoàn TTC, 20 dự án mới của TTC sẽ bắt đầu khởi công vào quý IV năm 2017, với công tác kỹ thuật do Quỹ Năng lượng sạch Armstrong (AAM - Singapore) phụ trách. TTC sẽ góp 30% vốn, phần còn lại sẽ được huy động từ ngân hàng và các tổ chức tài chính.

Đến năm 2020, TTC dự tính đạt công suất 1.000 MW điện mặt trời, 40MW điện gió - chiếm 73% tỷ trọng toàn ngành năng lượng của Tập đoàn, còn lại là 222MW thủy điện - chiếm 16% và nhiệt điện 150MW - chiếm 11%.

Như vậy, điện mặt trời sẽ được phát triển dưới hình thức đầu tư dự án mới, còn điện gió sẽ vừa được đầu tư dự án mới, vừa được góp vốn đầu tư với tỷ lệ trên 51%.

Cũng trong hội nghị, ông Kyle F.Kelhofer - Giám đốc Quốc gia của Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) cho biết sắp tới IFC sẽ có nhiều phương án cụ thể về tài chính, kỹ thuật, quản lý vận hành để hỗ trợ GEC trong việc triển khai các dự án điện mặt trời theo định hướng chiến lược.

Khách tham dự đặt nhiều câu hỏi cho lãnh đạo TTC và IFC, AAM tại sự kiện. Ảnh: Minh Huỳnh
Khách tham dự đặt nhiều câu hỏi cho lãnh đạo TTC và IFC, AAM tại sự kiện. Ảnh: Minh Huỳnh

Những năm gần đây, thế giới đã chứng kiến việc rót 200 tỷ USD vốn vào ngành năng lượng tái tạo. Theo các chuyên gia, việc đầu tư vào điện gió khá ổn định, trong khi đầu tư điện mặt trời đang gia tăng đáng kể.

Tuy nhiên, hiện nay, ngành năng lượng mặt trời chỉ mới tập trung ở một số thị trường trọng điểm như châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ… Riêng tại Việt Nam, nguồn năng lượng chủ yếu vẫn dựa vào thủy điện.

Dự báo đến năm 2025, Việt Nam cần đầu tư 74 tỷ USD vào các nhà máy năng lượng nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng tăng lên gấp đôi, trong đó, chính phủ Việt Nam đã cam kết tăng công suất điện lên 14% mỗi năm trong giai đoạn 2015 - 2030.

Tại sự kiện này, đại diện AAM - ông Yasushi Ujioka, thành viên Hội đồng Quản trị công ty CP Điện Gia Lai (GEC) cho biết tổng công suất năng lượng tái tạo tại ASEAN hiện khoảng 4 GW, chiếm khoảng 0,5% tổng số thế giới.

Theo đó, tổng công suất năng lượng tái tạo ASEAN vẫn còn dưới 10% về công suất phát điện. ASEAN đặt mục tiêu đầy tham vọng là nâng tỷ lệ này lên 23% vào năm 2025 và các nước thành viên khác cũng đạt mục tiêu 11% - 30 % vào năm 2030. 

MINH HUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp