09/08/2024 21:48 GMT+7

Sẽ có chính sách ưu đãi đặc biệt cho doanh nghiệp tái chế rác thải giá trị thấp

Các doanh nghiệp tái chế rác thải giá trị thấp như bao bì nhiều lớp, bao ni lông, hộp sữa… sẽ được nhận những hỗ trợ đặc biệt từ cơ chế Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR), để đầu tư công nghệ và tìm giải pháp tái chế hiệu quả.

Ông Trần Việt Anh - chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam - phát biểu tại sự kiện - Ảnh: NHẬT XUÂN

Ông Trần Việt Anh - chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam - phát biểu tại sự kiện - Ảnh: NHẬT XUÂN

Đó là chia sẻ của ông Phan Tuấn Hùng, vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Tài nguyên và Môi trường), tại lễ kỷ niệm 3 năm thành lập Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam với chủ đề "Cơ hội đầu tư tái chế tại Việt Nam", diễn ra ở TP.HCM chiều 9-8.

Ông Hùng cho biết trong khi các loại rác thải giá trị cao như chai nhựa, giấy bìa các tông, sắt thép đã có thị trường tái chế ổn định, các loại rác thải giá trị thấp lại ít được doanh nghiệp quan tâm do chi phí tái chế cao, giá trị thu hồi thấp, đòi hỏi phải đầu tư nhiều công nghệ mới. Các doanh nghiệp thậm chí phải bù lỗ để tái chế những loại rác này.

Do đó ông Hùng cho hay cơ chế Trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) sẽ hỗ trợ đặc biệt cho các nhà tái chế chịu đầu tư vào công nghệ, phát triển các giải pháp tái chế cho loại rác thải giá trị thấp.

"Trong cơ chế EPR, chúng tôi sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp tái chế bằng các ưu đãi tài chính. Điều này không chỉ giúp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên mà còn giảm áp lực lên ngân sách nhà nước trong việc xử lý và chôn lấp rác thải", ông Hùng nhấn mạnh.

Ông Hùng cũng cho biết các nhà sản xuất sẽ phải đóng góp vào quỹ EPR nhiều hơn, nếu họ sử dụng bao bì khó tái chế.

Chia sẻ về chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp tái chế Việt Nam, ông Trần Thanh Nam, trưởng phòng tín dụng của Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam, cho hay quỹ sẽ cung cấp các khoản vay lãi suất ưu đãi, tài trợ và hỗ trợ lãi suất cho các dự án bảo vệ môi trường, sản xuất năng lượng sạch, tái chế… với lãi suất cố định trong suốt thời gian vay là 2,6%. 

Thời gian vay tối đa 10 năm, với mức vay tối đa 80% tổng mức đầu tư. Mức vay tối đa là 36,6 tỉ đồng cho mỗi dự án và không quá 73,2 tỉ đồng cho mỗi chủ đầu tư.

Theo ông Nam, với các khoản vay này, các doanh nghiệp có các dự án bảo vệ môi trường sẽ có những trợ lực tốt hơn về vốn để xây dựng, phát triển các dự án trong thời gian tới.

Ông Trần Việt Anh, chủ tịch Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam, cho biết dù chỉ ra đời 3 năm, song hiệp hội đã có sự tham gia của hơn 100 hội viên từ nhiều ngành nghề tái chế và công nghệ môi trường.

Đến nay, Hiệp hội Tái chế chất thải Việt Nam là nơi quy tụ các nhà khoa học hàng đầu trong lĩnh vực môi trường. Trong giai đoạn 2023-2024, hiệp hội đã tham gia tư vấn, phản biện chính sách, và tổ chức hơn 50 hội thảo trong nước và quốc tế về các vấn đề liên quan đến tái chế và bảo vệ môi trường.

Cơ hội chưa từng có cho ngành tái chế Việt Nam?Cơ hội chưa từng có cho ngành tái chế Việt Nam?

Các nhà sản xuất và nhập khẩu ắc quy và pin sạc nhiều lần, dầu nhớt, săm lốp và các loại bao bì... sẽ phải thực hiện trách nhiệm tái chế kể từ ngày 1-1-2024 khi quy định EPR về thực hiện trách nhiệm tái chế của doanh nghiệp chính thức có hiệu lực.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp