13/11/2023 21:57 GMT+7

SCIC sẽ đầu tư những lĩnh vực gì để mỗi năm lãi 6.700 tỉ đồng?

Thủ tướng vừa phê duyệt chiến lược phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2035 của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC).

Chiến lược phát triển của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)

Chiến lược phát triển của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC)

Theo đó, chiến lược đề ra định hướng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của SCIC để thực hiện tốt và có hiệu quả là định chế, công cụ của Chính phủ để hỗ trợ, thúc đẩy lại tiến trình cơ cấu lại, sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước.

Thực hiện đầu tư kinh doanh vốn theo cơ chế thị trường và nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng giao; từng bước chuyển đổi mô hình hoạt động của SCIC là tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, định hướng đưa SCIC trở thành tổ chức đầu tư tài chính có quy mô vốn chủ sở hữu hàng đầu Việt Nam.

Đến năm 2025, SCIC sẽ tiếp nhận quyền chủ sở hữu vốn nhà nước từ các bộ, ngành và địa phương để thực hiện cơ cấu lại vốn tại các công ty này thông qua hoạt động đầu tư, nắm giữ, thoái vốn, sắp xếp, chuyển đổi sở hữu. SCIC sẽ đầu tư kinh doanh vốn theo cơ chế thị trường vào những ngành, lĩnh vực hiệu quả, có lợi thế.

Bao gồm là các lĩnh vực dự án trọng điểm, thu hút vốn đầu tư từ xã hội và nước ngoài. Cụ thể như: công nghệ cao (viễn thông, công nghệ thông tin...), kinh tế số (hạ tầng số, hệ thống cơ sở dữ liệu...), năng lượng (năng lượng tái tạo, năng lượng sạch...); 

Các dự án hạ tầng trọng điểm (cảng hàng không, đường bộ, đường sắt), đô thị thông minh, y học - y tế hiện đại, dược phẩm; tài chính - ngân hàng; nông nghiệp công nghệ cao...; các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp lớn; lĩnh vực đổi mới sáng tạo…

Ngoài ra, SCIC sẽ đầu tư lĩnh vực được Chính phủ giao, tập trung những ngành lĩnh vực then chốt, trọng yếu hoặc tham gia xử lý khó khăn tài chính cho doanh nghiệp do khủng hoảng tài chính.

Chiến lược này đặt ra giai đoạn nói trên SCIC có doanh thu bình quân hằng năm đạt 9.500 tỉ đồng, lợi nhuận sau thuế là 6.700 tỉ đồng, nộp ngân sách nhà nước là 5.400 tỉ đồng, giải ngân đầu tư là 36.300 tỉ đồng.

Tỉ trọng vốn đầu tư các ngành, lĩnh vực và dự án trọng điểm nhà nước tập trung đầu tư theo chiến lược 2021 - 2030 là các ngành công nghệ cao, kinh tế số, năng lượng, dự án hạ tầng trọng điểm, đô thị thông minh, y tế hiện đại, dược phẩm, tài chính ngân hàng, các lĩnh vực khác sẽ chiếm trên 50% tổng vốn đầu tư.

Từ năm 2026 - 2030, sẽ hoạt động theo mô hình tổ chức đầu tư chuyên nghiệp. Tỉ trọng phân bổ vốn đầu tư cho các ngành, dự án trọng điểm nhà nước cần tập trung sẽ chiếm trên 70% vốn đầu tư; các ngành lĩnh vực mang lại hiệu quả kinh tế khác chiếm không quá 30% tổng vốn.

SCIC sẽ tập trung nguồn lực đầu tư vốn, đầu tư vào các dự án kết cấu hạ tầng, dự án lớn, các ngành lĩnh vực có tính then chốt, dẫn dắt, mở đường… 

Sau 2030, SCIC sẽ hoạt động theo mô hình tổ chức đầu tư tài chính chuyên nghiệp, là kênh đầu tư của Chính phủ.

SCIC cũng thực hiện nhiệm vụ là cầu nối để huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế thông qua hoạt động tư vấn, xúc tiến, kêu gọi nhà đầu tư, quỹ đầu tư, tổ chức tài chính trên thế giới đầu tư hoặc cùng SCIC thành lập các quỹ đầu tư chuyên ngành để đầu tư vào lĩnh vực dự án trọng điểm, đặc biệt là hạ tầng của Việt Nam…

SCIC cần tập trung đầu tư vào xăng dầu, viễn thông... và phải có lãiSCIC cần tập trung đầu tư vào xăng dầu, viễn thông... và phải có lãi

TTO - Phát biểu kết luận tại buổi họp đánh giá tình hình hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) chiều 11-4, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình yêu cầu SCIC phải kinh doanh có lãi và tập trung vốn vào những lĩnh vực trọng yếu.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp