Thi công đường chui cầu Điện Biên Phủ - Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
Trong khi đó, nhà thầu thi công cũng sốt ruột do tiến độ hoàn thành chậm trễ hơn hai tháng.
Theo ông Nguyễn Hữu Hậu - chỉ huy phó công trường, để thiết kế làm đường ở dạ cầu phải đóng 150 cọc cừ ván thép và 286 cọc cừ bêtông, mỗi cọc dài 10-12m.
Đây là hạng mục thi công gian nan nhất, muốn đóng cọc đạt độ sâu này trong điều kiện không gian dưới gầm cầu chỉ cao 4m nên phải cắt cọc ra từng đoạn dài 2,25m, sau đó hàn nối cọc.
Do nền đường gầm cầu nằm ở dưới mức nước triều cường nên phải chờ mức nước triều kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè hạ thấp mới đóng cọc. “Đây là lý do khiến tiến độ thi công công trình chậm trễ” - ông Hậu cho biết.
Hai đường Hoàng Sa và Trường Sa đi dưới dạ cầu Điện Biên Phủ là đoạn đường duy nhất của đường ven kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè nằm dưới mức nước triều cường. Điều này có nghĩa là người và xe đi dưới dạ cầu Điện Biên Phủ là đi dưới mức nước triều cường khoảng 1,5-1,6m.
Theo ông Lê Quyết Thắng - giám đốc Khu quản lý giao thông đô thị số 1-TP.HCM, để bảo đảm an toàn và giao thông thông suốt ở dạ cầu, công trình phải lắp đặt hai hầm chứa nước (mỗi đường ở dạ cầu có một hầm chứa 50m³ nước/hầm), đồng thời bố trí hệ thống bơm nước tự động nhằm chống hầm bị ngập nước khi mưa lớn.
Theo ông Nguyễn Hữu Hậu, trước Tết âm lịch 2015 hoàn thành đường chui để đường Hoàng Sa (Q.1) thông suốt dưới dạ cầu Điện Biên Phủ.
Tương tự, sau Tết âm lịch 2015 hoàn thành đường chui Trường Sa (Q.Bình Thạnh). Khi cả hai tuyến đường Trường Sa và Hoàng Sa thông xe ở dạ cầu Điện Biện Phủ sẽ góp phần giảm áp lực giao thông trên nhiều tuyến đường ở khu vực Q.1, Q.Bình Thạnh và vòng xoay Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1).
Người dân đi lại trên tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè cũng sẽ được rút ngắn nhiều thời gian.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận