Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần cho bé. Ảnh: YouTube
Sâu răng là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, trong đó nhiều nhất là trẻ em. Theo số liệu từ Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương cho biết 85% trẻ từ 6-8 tuổi bị sâu răng. Đó là con số đáng báo động về tình trạng sức khỏe răng miệng của người Việt Nam nói chung và trẻ em nói riêng. Các kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng, trẻ bị sâu răng khi còn nhỏ có nguy cơ bị sâu răng nhiều hơn khi lớn lên. Vì vậy, việc phòng ngừa sâu răng sớm ở trẻ giúp tránh được các vấn đề quan trọng về răng miệng sau này.
Nguyên nhân gây sâu răng ở trẻ em
Trẻ em bị sâu răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau có thể kể đến như:
- Bé không vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách.
- Chế độ ăn uống không hợp lý – thực phẩm chứa nhiều chất đường.
- Lớp men của răng sữa mỏng hơn so với răng vĩnh viễn, vi khuẩn dễ tấn công hơn.
Tuy nhiên, nguồn gốc gây bệnh sâu răng ở trẻ em vẫn là do vi khuẩn và chất đường còn sót lại gây ra. Vi khuẩn tác dụng lên chất đường rồi sản sinh thành axit. Axit ăn mòn men răng, ngà răng… gây bệnh sâu răng. Nếu không chữa sớm có thể biến chứng thành viêm tủy răng.
Các giai đoạn sâu răng ở trẻ
Giai đoạn 1: Vi khuẩn thường tồn tại từ 20 – 60 phút trong miệng sau khi ăn kết dính với nước bọt tạo thành mảng bám trên răng. Sau đó kết hợp với tinh bột và đường để sản xuất ra axit ăn mòn các chất vô cơ của men răng hình thành các lỗ sâu răng.
Giai đoạn 2: Các lỗ sâu răng sẽ ăn mòn men răng, đến ngà răng. Răng bị ê buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau khi có thức ăn mắc vào lỗ sâu.
Giai đoạn 3: Lỗ sâu tiếp tục ăn sâu vào ngà răng.
Giai đoạn 4: Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hóa, nhiễm vào tầng sâu của răng tạo thành những cơn đau dữ dội do viêm tủy răng.
Những biện pháp phòng tránh bệnh sâu răng ở trẻ em
Bạn có thể giúp bé phòng chống sâu răng bằng cách giảm tiếp xúc vi khuẩn gây sâu răng. Hãy chắc chắn rằng bạn chăm sóc tốt răng của bé để giảm thiểu số lượng vi khuẩn trong miệng bé.
- Vì trong nước bọt của người lớn có rất nhiều vi khuẩn cũng như có thể chứa vi khuẩn gây sâu răng nên bạn cần tránh những việc như liếm qua thìa, nhai trước thức ăn hay liếm núm vú của bé.
- Khi cho bé bú bình với núm vú giả, hãy đảm bảo núm vú sạch và không nhúng nó trong đường, mật ong, một chất lỏng ngọt hoặc đặt nó trong miệng của bạn đầu tiên.
- Sau mỗi lần cho ăn, lau nướu của bé với miếng gạc ẩm hoặc khăn bông sạch sẽ. Điều này giúp loại bỏ mảng bám. Khi răng của bé bắt đầu nhú lên khỏi nướu răng, bạn hãy chải chúng nhẹ nhàng với một bàn chải đánh răng kích cỡ trẻ em.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride phù hợp với từng độ tuổi. Fluoride là thành phần trong mọi loại kem đánh răng của người lớn nhưng đây lại là chất hóa học có ảnh hưởng rất mạnh đến răng của trẻ nhỏ.
- Bạn nên giám sát và giúp bé chải răng kỹ càng trong 2 phút mỗi lần, 2 lần mỗi ngày cho để chắc chắn bé đã có thói quen đánh răng tốt và đảm bảo vệ sinh. Đây sẽ là bước vô cùng quan trọng để bé tránh được bệnh sâu răng ở trẻ em.
- Khuyến khích bé uống nước nhiều hơn để vi khuẩn không có cơ hội ở lại trong khoang miệng. Tránh để bé uống quá nhiều đồ ngọt như nước có ga, một số loại nước ép trái cây đóng hộp khác hay các loại soda…
- Khuyến khích bé và cùng bé thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh với nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Đối với bữa ăn nhẹ nên cân đối những món ăn bổ dưỡng và hạn chế đồ ngọt vì đồ ngọt chứa nhiều carbohydrate kích thích vi khuẩn tiết axit ăn mòn men răng.
- Khám răng định kỳ 6 tháng 1 lần cho bé để sớm phát hiện, hỗ trợ điều trị sâu răng cũng như các bệnh răng miệng nếu có.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận