Sáng 12-4, tỉnh Ninh Bình phối hợp cùng Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức hội thảo khoa học quốc gia Vai trò của nhà nước trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam.
Bà Nguyễn Thị Thanh, bí thư tỉnh uỷ Ninh Bình, cho biết đây là sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 1050 năm nhà nước Đại Cồ Việt.
Nhiều ý kiến tham luận tại hội thảo đề xuất chọn ngày quốc lễ tôn vinh nhà nước Đại Cồ Việt - Ảnh: V.V.TUÂN
Thế kỷ 10 được mệnh danh là "thế kỷ bản lề", đánh dấu giai đoạn chuyển giao từ kỷ nguyên bị ách đô hộ của phong kiến phương Bắc sang kỷ nguyên độc lập tự chủ của đất nước.
Năm 968, lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu Thái Bình, định đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc - kỷ nguyên độc lập, tự chủ.
Kế tục sự nghiệp huy hoàng của Nhà Đinh, năm 980, vua Lê Đại Hành cùng quân dân cả nước phá Tống, bình Chiêm, bảo vệ cương vực quốc gia, xây dựng và củng cố hòa bình, độc lập dân tộc, xác lập những nguyên tắc cơ bản của nền ngoại giao Đại Cồ Việt.
Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ ban chiếu, dời đô về thành Đại La. Năm 1054 Vua Lý Thánh Tông đặt ra quốc hiệu , mở ra bước ngoặt mới cho quá trình xây dựng và phát triển đất nước.
Kinh đô Hoa Lư hoàn thành sứ mệnh lịch sử, là nơi phát tích của các triều đại phong kiến Việt Nam, nơi lưu giữ những giá trị khởi nguyên trong hành trình phục hưng dân tộc.
Sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước Đại Cồ Việt đã khẳng định sức mạnh của ý chí độc lập dân tộc, hòa bình, thống nhất đất nước của nhân dân ta sau ngàn năm Bắc thuộ.
Bà Nguyễn Thị Thanh, bí thư tỉnh uỷ Ninh Bình
GS. TS Nguyễn Quang Thuấn, Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nêu vai trò lịch sử của nhà nước Đại Cồ Việt là nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, kế thừa và phát triển lên một bước so với nhà nước quân chủ của nhà Ngô trước đó.
Nhà nước Đại Cồ Việt cũng là nhà nước quân chủ đầu tiên đặt quan hệ bang giao với Trung Quốc trong lịch sử bang giao Việt Nam; nhà nước quân chủ đầu tiên của Việt Nam tiến hành những cuộc khai phá "Nam tiến" mở rộng lãnh thổ về phương nam.
PGS. TS Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam, cho biết nhà nước Đại Cồ Việt là nhà nước Việt Nam đầu tiên đúc đồng tiền Thái Bình - đồng tiền xuất hiện sớm nhất trong lịch sử tiền tệ Việt Nam.
Đây là nhà nước đầu tiên đưa Phật giáo trở thành quốc giáo, nâng cao vị thế thế cũng như vai trò chính trị của các nhà sư trong bộ máy triều đình.
Nhà nước Đại Cồ Việt xây dựng được nền giáo dục nhất định, chữ Hán được sử dụng thành thạo, nền kinh tế nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp có nhiều bước phát triển.
Có lẽ việc đề xuất một ngày quốc lễ có tầm mức sau ngày giỗ Tổ Hùng Vương để tôn vinh, tưởng nhớ về vai trò, ý nghĩa của nhà nước Đại Cồ Việt trong lịch sử Việt Nam là một việc làm đáng để nghĩ đến.
PGS. TS Đinh Quang Hải, Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam
GS Vũ Minh Giang đồng tình với đề xuất lựa chọn ngày quốc tễ tôn vinh chiến thắng Bạch Đằng và sự ra đời nhà nước Đại Cồ Việt - Ảnh: V.V.TUÂN
GS. TSKH Vũ Minh Giang cũng đồng tình với đề xuất chọn một ngày quốc lễ để tôn vinh sự kiện Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán, kết thúc 1.000 năm Bắc thuộc và sự ra đời nhà nước Đại Cồ Việt.
Theo ông Giang, việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh đô về Hoa Lư đã thể hiện tinh thần bình đẳng với các hoàng đế Trung Hoa.
Hơn nữa, hoàng đế Đinh Tiên Hoàng không bao giờ sang Trung Hoa, mà chỉ cử con là Đinh Liễn sang để nhà Tống phong vương.
Năm 969, Đinh Tiên Hoàng phong con trưởng Đinh Liễn làm Nam Việt vương, thể hiện rõ hơn ý chí độc lập.
Nước ta có ngày quốc khánh 2-9, là ngày giành được chính quyền sau gần 100 năm bị thực dân Pháp đô hộ. Ngày 30-4 là ngày thống nhất đất nước. Sự kiện Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán và ngày Đinh Bộ Lĩnh lập ra nhà nước Đại Cồ Việt cũng xứng đáng được lựa chọn là ngày lễ quốc gia.
GS Vũ Minh Giang nêu quan điểm.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận