Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Họ & Tên.
Hơn 10 năm gặp lại, trong mắt tôi, nước Úc (Australia) chẳng thay đổi mấy. Cảnh quan vẫn đẹp đa dạng, đường xá vẫn nườm nượp xe… Có chăng là những khu phố, tòa nhà mang dáng dấp hiện đại mọc lên nhiều hơn. Có chăng, 2005 tôi đi Úc theo công việc, còn 2018 là đi chơi nên cảm xúc tha hồ thả rông.
Những góc nhìn khác về Nhà hát Con Sò
Như bao khách phương xa khi đến Sydney - thành phố lớn nhất nước Úc, tôi phải ghé mắt vào Nhà hát Con Sò (Sydney Opera House). Lần đầu, đứng dưới chân cầu cảng Sydney, rồi sau đó đi thuyền lướt qua, tôi thích thú nhìn những mảnh vỏ sò trắng chồng lên nhau tựa như những cánh buồm căng gió trên biển xanh.
Đúng y như hình ảnh quảng bá nước Úc mà ai cũng có thể thấy trên báo, tạp chí - đẹp sang trọng vả quý phái. Lần trở lại này, tôi cũng ngắm nhìn từ xa, ngồi du thuyền ngang qua và hơn thế nữa, còn được thấy Con Sò từ những góc nhìn khác.
Giữa trưa nắng, dưới bóng mát của vườn cây, tôi chậm rãi leo lên Khu Ghế Đá của bà Macquarie (Mrs. Macquarie’s Chair) và ngả người vào chiếc ghế mát lạnh do các tù nhân đẽo đá, chạm trổ tạo thành vào năm 1810.
Bắt chước phu nhân của ngài Thống đốc Macquarie ngày xưa, tôi phóng tầm nhìn, ngắm cảnh vịnh Sydney - nhánh chính của vịnh cảng Jackson đẹp nhất thế giới. Để rồi chợt nhìn thấy mảng hông của Con Sò đã bị ố, gắn trên cái nền là cầu Sydney, trông rất lạ. Do thơi gian, tác động của mưa gió, lại không phải là mặt tiền để chăm chút điểm trang, nên Con Sò hơi bị xấu ở góc nhìn này.
Sau đó, chúng tôi rảo bước đến mặt trước Con Sò, hướng nhìn ra phố. Một con đường chạy sát vịnh, dẫn vào tầng hầm. Những quán vỉa hè lố nhố. Thiên hạ tấp nập, người ngồi, kẻ đứng, đi tới đi lui rất ư là nhịp sống ngày thường. Xa xa, mấy mảnh sò vẫn há hốc bên cạnh cái eo biển xanh rờn. Không đẹp bằng góc hình Con Sò dùng quảng bá cho nước Úc song sinh động, gần gũi vô cùng.
Một tối gần 0h, dạo chơi bến cảng Sydney. Ánh đèn từ dưới hắt lên, biến những mảnh sò thành vòm mái của một cung điện lộng lẫy trên mặt nước tối đen. Lần này Con Sò như khoác một vẻ đẹp huyền bí, gợi nhớ Nghìn Lẻ Một Đêm của Ả Rập. Cùng những quán cà phê ngoài trời còn sáng đèn, cùng các du khách lặng lẽ dạo bước, ngắm cảnh, chụp ảnh, vẻ đẹp huyền bí của Con Sò như tôn thêm lên chất lãng mạn, diệu kỳ của Vịnh Sydney ở thời điểm nửa đêm về sáng…
Một hình ảnh có tính biểu tượng nữa của nước Úc là Kangaroo, loài thú có túi.. Chưa đến Úc, tôi đã nghe thiên hạ gọi đất nước này là Vương quốc Chuột Túi. Hình ảnh loài động vật này được xuất hiện trên quốc huy Australia và đầy trên các phương tiên thông tin.
Kangaroo dễ thương đã lui về ở ẩn?
Một tối mùa xuân của Úc, tháng 11- 2005, trên đường dạo chơi vùng ngoại thành Sydney , dù chẳng có tín hiệu đèn đỏ, xe của chúng tôi phải dừng lại. Một nhóm Kangaroo đang nhún nhảy băng qua đường.
Trên đất nước này, chuyện đó là bình thường như chuyện trâu bò nước ta đi lại ở miền quê. Tuy nhiên lần rong ruổi này, đi nhiều nơi hơn trước đây, tôi chẳng gặp một em Kangaroo nào cả. Gần cuối chuyến đi, tôi mới nhìn thấy lố nhố loài thú này trong … một cửa hàng bán đồ lưu niệm. Cô bán hàng người Việt cho biết gần đây loài chuột túi ít còn lai vãng nơi thành thị. Chúng lui về ẩn trong thiên nhiên bao la xinh đẹp….Vì sao?
Có lẽ chúng biết sợ biện pháp "giết thịt nhân đạo’ được dùng để hạn chế quân số chuột túi ngày càng gia tăng. Số liệu năm 2016 là 46 triệu con, gấp đôi dân số nước Úc. Cô cho biết thêm, tháng 9 năm rồi, Autralia kêu gọi người dân tăng cường ăn thịt Kangaroo (khá ngon, như thịt bò) để góp phần bảo vệ hệ sinh thái. Du khách nào thích nhìn ngắm loài động vật có vú này tung tăng nhún nhảy thì xin mời ghé vào các vườn thú, nhất là Vườn thú Kangaroo…
Hơn 7 giờ tối mà những sợi nắng vàng vẫn tươi tắn trên bầu trời Melbourne. Úc đang ở thời điểm cuối hè chuyển sang thu (thu ở nước này từ đầu tháng 3 đến hết tháng 5). Trên phố lớn Swanston, nhiều cửa hàng đã đến cữ … đóng cửa. Nguyễn Hoàng Gia, một hướng dẫn viên thường xuyên đến Úc cho biết: "Ở nơi được mệnh danh Thành phố đáng sống này, thời gian mua bán cũng giống y như các tỉnh thành khác: mở trễ đóng sớm". Hèn gì, 9.30 giờ đoàn khách TP.HCM vào tham quan chợ Nữ hoàng Victoria - ngôi chợ ngoài trời lớn nhất, lâu đời nhất của bang Victoria , thì nhiều sạp vẫn chưa bày hàng xong.
Hơn 600 quầy hàng bố trí song song chạy dài theo từng nhánh hàng, từ nông sản, hải sản cho đến quần áo, đồ lưu niệm… Thực phẩm tươi ngon, nhiều hàng thời trang độc, phong cách cổ. giá phải chăng... vậy mà Nữ Hoàng vẫn không nhộn nhịp bằng chợ Bến Thành. Chưa kể chợ này lại đóng cửa vào thứ hai và thứ tư. Lạ thật! Dù sao sánh bước cùng Nữ Hoàng, tôi lại thấy thích, vì cái nhịp điệu nhẹ nhàng, hoài cổ của nó.
Những sợi nắng vàng giảm dần. Những ngôi nhà kín cửa tăng lên. Trên vỉa hè, dòng người vẫn thoăn thoắt bước chân. Dưới lòng đường xe cộ vẫn nườm nượp. Có những đoạn, xe nối đuôi nhau nhích từng mét. Đặc biệt, xe điện (Tram) vẫn thoải mái "xình xịch" tới lui, vì có đường ray riêng đặt giữa lộ.
Nhớ lần đầu tiên đến Melbourne , một trong những thứ gây ấn tượng đậm cho tôi là những chiếc xe điện. Nó cùng với những nghệ sĩ đường phố hòa quyện, tạo một sắc màu văn hóa cổ dễ mến, khó quên.
Hơn 10 năm trở lại, biểu diễn đường phố ít gặp hơn, xe điện thì thấy nhiều hơn. Ngắm nhìn từ ngoài, mạng lưới xe điện lớn nhất thế giới này, rất ư là technicolor – nhiều sắc màu hào nhoáng từ trắng, vàng cho đến xanh, nâu. Theo chân Phương Thoa, một sinh viên Việt đang học ở Mellbourne, chúng tôi nhanh chân bước lên một chiếc xe điện để có thể tìm thêm cảm xúc về loại giao thông phổ biến của thành phố này.
Trên xe, khách hơi đông nên nhóm chúng tôi, có người ngồi ghế đệm lịch sự, có người phải đứng bám vào thanh vịn, y như đi xe bus.
Xe chạy không nhanh như tàu điện ngầm (Train), nhưng độ rung lắc có lẽ chẳng kém. Mỗi khi chuẩn bị tới trạm dừng, xe luôn phát loa thông báo trước cho khách biết. Nghe nói cách nay hai năm, xe điện Melbourne đã bắt đầu thử nghiệm thông báo bằng tiếng Việt ở những khu vực có nhiều người Việt sinh sống. Xem ra người mình cũng "có giá " đấy chứ..
Xe chạy tới một trạm gần giữa trung tâm thành phố, Phương Thoa ra dấu hiệu bước xuống. Lại đi bộ , vẫn theo hướng chạy của xe điện, để đến một quán ăn tối. Phải xử lý tình huống giao thông như thế, theo cô sinh viên là vì trạm vừa rồi đã tới giới hạn của tuyến đường đi …không mất tiền. Á à, khách xa lâu ngày ghé qua chơi cứ tưởng xe điện miễn phí tất tần tật ở mọi điểm đi, đến chứ..
Quán ăn Hoa và bia Úc
Quán ăn người Hoa mà chúng tôi ghé vào, dù nằm tuốt trên một tầng lầu tĩnh mịch song khá sang trọng. Món gọi không phải sơn hào hải vị - một cá bống mú chưng tương, một dĩa vịt quay cuốn, một chén cơm chiên (dùng chung) cùng một xửng há cảo. Thức uống là … ba bình trà. Tình thật ăn xong tôi không thấy no, nhưng hóa đơn đưa ra đã tạo cảm giác cứng đơ cuống họng. Trời ạ, bữa ăn như thế mà lại 740 đô Úc , hơn 13 triệu đồng Việt (một đô Úc khoảng 18.000 đồng). Dù sao điều đó đã thể hiện đúng tình hình vật giá ở Úc.
Nhớ hôm đầu tiên dạo chợ, nhiều khách Việt đã hơi sửng sốt trước giá 1,8 đô/ chai nước suối . Khi đó một du khách có giải thích rằng, cái đại lục to lớn nằm giữa biển này có thể tích nước chiếm chưa tới 1% diện tích đất. Trời lại khô hạn liên tục nên chính phủ Úc phải ra một luật riêng về tiết kiệm nước.cũng như tăng giá nước. Với những du khách quen dùng nước giải khát có men thì lại càng thẳng.
Đêm đầu tiên sau một ngày nhẹ bước ở phố thị, tôi đã thả rông trên đường phố tìm một chai bia. Thua trắng ! Bác tài Dũng – người Việt sống ở Úc đã gần 40 năm cho biết việc mua bán bia ỏ đây phải có giấy phép. Các cửa hàng tiện lợi, siêu thị đều tuyệt đối không bán bia. Cũng từ chỉ dẫn của ông Dũng, đêm Úc, dù ở thành phố nào chăng nữa, tôi cũng mò xuống phòng tiếp tân khách sạn, khai tên và số phòng của mình, cho cô nhân viên kiểm tra, để có thể nhận lấy một chai bia Úc giá từ 6 đến 8 đô.
Rồi đúng kiểu một anh chàng lữ khách lãng mạn, tôi xách chai bia ra ngồi trên ghế đá vỉa hè. Ở nơi đó, tôi có thể vừa nhâm nhi vùa " nhớ nhà châm điếu thuốc khói huyền bay lên cây...". Phải thế thôi, du khách ơi. Autralia là quốc gia cấm thuốc lá nghiêm nhặt. Cấm nơi công cộng và cả trong nhà hàng, quán xá. Nên ai mà chưa bỏ được thứ độc hại này thi bò ra đường thôi!
LƯU ĐÌNH TRIỀU
Kỳ tới: Đến Úc, xem biển hát và săn tìm cá heo
Tin cùng chuyên mục
Vui lòng nhập Tên hiển thị
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Vui lòng nhập Email
Email Không đúng định dạng
Mật khẩu không đúng.
Thông tin đăng nhập không đúng.
Tài khoản bị khóa, vui lòng liên hệ quản trị viên.
Có lỗi phát sinh. Vui lòng thử lại sau.
Nhập mã xác nhận
Đóng lạiVui lòng nhập thông tin và ý kiến của bạn
XThêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao
Từ ngày 1-1-2023, Tuổi Trẻ Online giới thiệu Tuổi Trẻ Sao - phiên bản đặc biệt dành riêng cho các thành viên với nhiều chuyên mục và trải nghiệm thú vị, bao gồm: Tư vấn pháp luật, Hỏi chuyện sức khỏe; Xem nhật báo sắc nét trên mạng (E-paper), Tuổi Trẻ Live (trực tiếp các sự kiện thời sự nóng bỏng, hấp dẫn).
Tuổi Trẻ Sao được thiết kế thông thoáng với tất cả các trang, chuyên mục và video đều không có quảng cáo hiển thị, không làm ngắt quãng sự tập trung của bạn đọc.
Bằng cách đóng góp Sao, thành viên Tuổi Trẻ Sao có thể tham gia các hoạt động và tương tác trên nền tảng Tuổi Trẻ Online như tặng Sao cho tác giả và các bài viết yêu thích, đổi quà lưu niệm trong chương trình, đăng ký quảng cáo, mua sắm trực tuyến.
Báo Tuổi Trẻ phát triển Tuổi Trẻ Sao nhằm từng bước nâng cao chất lượng nội dung, tăng khả năng kết nối, tương tác và thực hiện các nội dung mới theo nhu cầu của số đông công chúng.
Chúng tôi hy vọng Tuổi Trẻ Sao sẽ góp phần chăm sóc, phục vụ và mang lại những trải nghiệm mới mẻ, tích cực hơn cho cộng đồng độc giả của Tuổi Trẻ Online.
TTO
Tuổi Trẻ Sao
Thông tin tài khoản ngày
Tài khoản được sử dụng đến ngày | Bạn đang có 0 trong tài khoản
1 sao = 1000đ. Mua thêm sao để tham gia hoạt động tương tác trên Tuổi Trẻ như: Đổi quà lưu niệm, Tặng sao cho tác giả, Shopping
Tổng số tiền thanh toán: 0đ
Thanh toán
Tối đa: 1500 ký tự