TS Đặng Kim Sơn - nguyên viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược NN&PTNT
Tuy nhiên, nếu làm không khéo vai trò Nhà nước bị lấn át, quỹ đất nông, lâm trường sẽ bị lợi dụng vào những mục đích khác nhau. Đây là nguy cơ hiện hữu, cần đề phòng.
Trong quá trình sắp xếp, đổi mới hoạt động của các nông, lâm trường thời gian qua, nhiều ông lớn đã góp vốn đầu tư vào các nông, lâm trường nhưng kém hiệu quả vì họ không coi nông nghiệp là ngành nghề kinh doanh chính, đem lại lợi ích lâu dài mà chỉ coi đầu tư vào nông nghiệp như một hoạt động xã hội. Một số doanh nghiệp góp vốn đầu tư vào nông, lâm trường vì mục đích chiếm dụng quỹ đất cho mục đích kinh doanh khác thì không nên khuyến khích, thậm chí cần có biện pháp hạn chế.
Để hạn chế tình trạng chiếm dụng quỹ đất nông, lâm trường, các bộ, ngành, địa phương phải có biện pháp khống chế, ràng buộc trách nhiệm nhà đầu tư.
Cần đưa vào cam kết hợp tác đầu tư các điều kiện về mua bán, chuyển nhượng, sang tên đất đai nông, lâm trường vì mục đích khác, hoặc hoạt động kinh doanh vượt ra ngoài mục tiêu cam kết ban đầu thì cơ quan nhà nước có quyền thực hiện các chế tài, phạt, thậm chí thu hồi đất. Đồng thời phải giám sát, kiểm tra định kỳ để bảo đảm đất đai nông, lâm trường được sử dụng đúng mục đích phát triển nông, lâm nghiệp.
Quỹ đất sản xuất của Việt Nam rất hạn hẹp nên việc giữ, quản lý sử dụng 1,86 triệu hecta nông, lâm trường cho sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao rất quan trọng.
Khi huy động vốn tư nhân vào các nông, lâm trường thông qua việc hình thành các công ty TNHH 2 thành viên, cần đưa ra tiêu chí lựa chọn đối tác ngay từ đầu. Phải lựa chọn đối tác là những doanh nghiệp thực sự đầu tư vào nông nghiệp, hướng đến xuất khẩu, bảo vệ môi trường... Những doanh nghiệp đáp ứng được các tiêu chí này hiện không nhiều.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận