06/12/2024 15:08 GMT+7

Sắp xếp đơn vị hành chính, Quảng Ngãi giải quyết chế độ cho cán bộ dôi dư thế nào?

Tỉnh Quảng Ngãi chủ động chuẩn bị, xây dựng lộ trình, tuyên truyền sâu rộng nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận của cán bộ, công chức, người dân… trong việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.

Sắp xếp đơn vị hành chính, Quảng Ngãi giải quyết chế độ cho cán bộ dôi dư thế nào? - Ảnh 1.

Quảng Ngãi từng sắp xếp đơn vị hành chính một cấp ở huyện Lý Sơn, giải thể 3 xã An Vĩnh, An Hải, An Bình - Ảnh: TRẦN MAI

Đây là việc làm khẩn trương, quyết liệt nhằm thực hiện nghiêm túc nghị quyết số 1279 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2023-2025 có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Cử tri đồng thuận, Quảng Ngãi nỗ lực hết mình

Theo nghị quyết 1279 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội giai đoạn 2023 - 2025 Quảng Ngãi sẽ sắp xếp 9 đơn vị hành chính cấp xã.

Sau sắp xếp, Quảng Ngãi còn 13 đơn vị hành chính cấp huyện, 170 đơn vị hành chính cấp xã (giảm 3 xã).

Để quyết liệt thực hiện việc sáp nhập, tinh gọn theo nghị quyết 1279, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Quảng Ngãi tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt, sát sao. Các cấp ủy, chính quyền các cấp và hệ thống chính trị toàn tỉnh đang khẩn trương triển khai các nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2035.

Với sự chuẩn bị tốt, công tác tuyên truyền sâu rộng, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã được người dân, cán bộ, đảng viên đồng tình ủng hộ. Đây là cơ sở quan trọng để Quảng Ngãi hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn này.

"Đối với các xã vừa sáp nhập sự đồng thuận của cử tri rất cao. Như xã Tịnh Hà đến 99,77% cử tri đồng ý sắp xếp; 100% đại biểu HĐND tỉnh, HĐND huyện, HĐND xã liên quan có mặt biểu quyết tán thành", ông Tạ Công Dũng, giám đốc Sở Nội vụ tỉnh Quảng Ngãi thông tin.

Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã diễn ra nhanh chóng, quyết liệt nên khối lượng công việc rất lớn mà các cấp chính quyền phải giải quyết. Khối lượng công việc càng lớn, đòi hỏi sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát hoàn thành các nhiệm vụ chính trị được giao.

Việc sắp xếp có nhiều thay đổi, chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quá trình bố trí, kiện toàn bộ máy hành chính. Nhất là bố trí, sắp xếp chức danh lãnh đạo, cấp trưởng, phó và cán bộ, công chức, người lao động.

Ngoài ra, sau khi sáp nhập, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã có địa bàn rộng hơn, người dân di chuyển xa hơn khi đến trụ sở giải quyết thủ tục hành chính; việc tiếp cận dịch vụ công (chuyển đổi giấy tờ từ đơn vị hành chính cũ sang mới)... cũng "nhiều việc" hơn.

Sắp xếp đơn vị hành chính, Quảng Ngãi giải quyết chế độ cho cán bộ dôi dư thế nào? - Ảnh 2.

Sau khi sắp xếp, cán bộ dôi dư sẽ được giải quyết chế độ đầy đủ - Ảnh: TRẦN MAI

Giải quyết thấu đáo cho cán bộ dôi dư

Theo thống kê của Sở Nội vụ, sau khi sắp xếp lại các đơn vị hành chính cấp xã ở TP Quảng Ngãi, huyện Mộ Đức và Tư Nghĩa sẽ dôi dư 55 người. Trong đó, có 24 cán bộ, 12 công chức và 19 người hoạt động không chuyên trách. Dự kiến, đến hết năm 2029 sẽ hoàn thành giải quyết chế độ, chính sách cho số người dôi dư này.

Nói về cách thức giải quyết cán bộ dôi dư, giám đốc Sở Nội vụ Quảng Ngãi, cho biết sắp xếp trên tinh thần là bố trí cán bộ một vị trí tương xứng, chứ không phải loại bỏ. Nếu dôi dư không sắp xếp được thì thực hiện chính sách.

Tháng 11 vừa qua, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua nghị quyết về sắp xếp dôi dư. Vì thế, ngoài chính sách của Chính phủ trong giải quyết dôi dư, tỉnh sẽ hỗ trợ thêm. Với chính sách hỗ trợ này, người nào nghỉ sớm thì hưởng mức cao hơn, bảo đảm công bằng và tính chủ động cho các địa phương sắp xếp.

Cũng theo ông Dũng, nội dung kế hoạch 230 của UBND tỉnh Quảng Ngãi về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 vừa ban hành đã xây dựng nhiệm vụ, lộ trình, thời gian và trách nhiệm của các địa phương, sở, ngành, đơn vị.

Sắp xếp đơn vị hành chính, Quảng Ngãi giải quyết chế độ cho cán bộ dôi dư thế nào? - Ảnh 4.

Việc sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp xã, góp phần mở rộng không gian phát triển - Ảnh: TRẦN MAI

Trong đó, tập trung thông tin, tuyên truyền sâu rộng, tạo sự đồng thuận của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, không làm gián đoạn hoạt động của các đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn sáp nhập và tạo điều kiện thuận lợi cho người dân làm thủ tục hành chính khi thay đổi.

"Thời gian thực hiện gấp rút, quyết liệt nhưng đây không phải nhiệm vụ mới của Quảng Ngãi. Tỉnh từng sáp nhập huyện Tây Trà và huyện Trà Bồng và sáp nhập giảm 11 xã. Nhờ vậy, tỉnh có kinh nghiệm và dự lường những khó khăn, đề ra giải pháp hiệu quả cho việc sắp xếp trong giai đoạn này", ông Dũng nói.

Trong giai đoạn 2026 - 2030, Quảng Ngãi sẽ tiếp tục sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Mục tiêu tổ chức bộ máy tinh gọn, hiệu quả phục vụ người dân, mở rộng không gian phát triển. Vậy nên giai đoạn này, ngoài sắp xếp, tỉnh còn chuẩn bị điều kiện hạ tầng, công nghệ, thông tin… khi đủ điều kiện sẽ tiếp tục cuộc tinh gọn.

Sắp xếp đơn vị hành chính, Quảng Ngãi giải quyết chế độ cho cán bộ dôi dư thế nào? - Ảnh 5.Vượt khó, Quảng Ngãi đạt và vượt 25/25 chỉ tiêu kinh tế xã hội

Năm 2024, Quảng Ngãi thực hiện đạt và vượt 25/25 chỉ tiêu kinh tế xã hội so với kế hoạch đề ra. Đây là nỗ lực rất lớn của địa phương trong bối cảnh khó khăn chung.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp