Năm 1976, vẫn còn tuyết vĩnh cửu từ độ cao 3.100m tới đỉnh 3.776m. Đến năm 1998 đã rút lên trên 3.200m. Còn bây giờ thì tuyết vĩnh cửu chỉ còn xung quanh đỉnh, mà chỗ có chỗ không.
Phóng to |
Núi Phú Sĩ và hoa anh đào |
“Dĩ nhiên là do trái đất nóng lên, nhưng không ngờ lại nhanh đến như vậy”, trưởng nhóm nghiên cứu Yoshiyuki Fujii nói.
Họ khảo cứu ở 100 địa điểm trên sườn núi phía nam, dùng khoan cảm ứng đo nhiệt độ sâu nửa mét vào lòng đất.
Băng tuyết vĩnh cửu là lớp đất hay đá duy trì nhiệt độ dưới 0 từ mùa đông năm này sang mùa đông năm khác. Vào năm 2007 nhóm phát hiện một lớp băng tuyết chỉ tồn tại chập chờn ở độ cao trên 3.600m. Ngoài ra 6 điểm được cho là sẽ tồn tại qua năm 2009 chỉ còn lại có 3.
Một thông tin khác từ Trung Tâm Địa Chất học Nhật Bản cho biết nhiệt độ trên đỉnh núi vào tháng 8 đã tăng từ 4,2 độ vào năm 1976 đến 6,6 độ vào năm 2009. Hệ quả là có ba loài thực vật đã sinh sôi và cao lớn trong mấy năm gần đây.
Kobayashi Issa, thi sĩ lớn của Nhật ở thế kỷ 18 đã để lại hậu thế nhiều bài haiku rất hay, trong đó có tuyệt tác:
Ốc sên
Chầm chậm bò
Núi Phú Sĩ!
Không biết con ốc sên ấy có kịp bò lên tới đỉnh để ăn tuyết trường sinh hay không?
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận