27/09/2003 09:00 GMT+7

Sao Thiên Vương và hệ mặt trăng kỳ lạ

ANH QUÝ (Theo space.com và Spaceflight Now)
ANH QUÝ (Theo space.com và Spaceflight Now)

TTO - Kính viễn vọng không gian Hubble vừa phát hiện thêm 2 vệ tinh mới của sao Thiên Vương, có bán kính lần lượt là 12 và 16 km. Phát hiện mới này càng làm cho hệ vệ tinh của sao Thiên Vương trở nên kỳ lạ hơn so với các hành tinh khác trong hệ mặt trời, khi các vệ tinh nhỏ hạt tiêu quay sát các chàng khổng lồ.

y1YtIxIA.jpgPhóng to
Sao Thiên Vương - hành tinh có hệ mặt trăng kỳ lạ trong hệ mặt trời
TTO - Kính viễn vọng không gian Hubble vừa phát hiện thêm 2 vệ tinh mới của sao Thiên Vương, có bán kính lần lượt là 12 và 16 km. Phát hiện mới này càng làm cho hệ vệ tinh của sao Thiên Vương trở nên kỳ lạ hơn so với các hành tinh khác trong hệ mặt trời, khi các vệ tinh nhỏ hạt tiêu quay sát các chàng khổng lồ.

Quỹ đạo của các mặt trăng sao Thiên Vương cũng thuộc loại dày đặc nhất trong hệ mặt trời. Với 24 vệ tinh, 13 trong số đó quay với quỹ đạo cách Thiên Vương tinh khỏang 100 ngàn km (mặt trăng cách trái đất khỏang 300 ngàn km).

Vệ tinh nhỏ nhất được phát hiện với bán kính 12 km, luôn cách vệ tinh kế bên trong khỏang 300-700 km. Vệ tinh thứ hai có bán kính 16 km nằm cách Miranda, một trong 5 vệ tinh lớn nhất của Thiên Vương Tinh, khoảng 30 ngàn km. Với mật độ dày dặc và nằm sát hành tinh mẹ như vậy, quỹ đạo của các vệ tinh khá bất ổn do lực hấp dẫn quá lớn giữa hành tinh và các vệ tinh.

Sự hình thành các mặt trăng này càng khác xa so với các họ hàng của chúng thuộc các hành tinh khác. Trong khi hầu hết mặt trăng trong hệ mặt trời đều tách ra khỏi hành tinh mẹ trong thời kỳ hành tinh còn là một khối nóng chảy, các vệ tinh nhỏ của Thiên Vương tinh được cho là chỉ mới tách ra khỏi các mặt trăng lớn hơn do các vụ va chạm với thiên thạch.

Vào thời điểm hiện nay, bạn có thể quan sát được sao Thiên Vương trên bầu trời một cách dễ dàng dựa vào sao Hỏa. Khoảng 1 giờ sau khi mặt trời lặn, hãy nhìn lên phía trên sao Hỏa, cách 3 ngón tay, đó là sao Thiên Vương, dù nó vẫn rất mờ. Với một ống nhòm tốt, sao Thiên Vương sẽ hiện ra dưới dạng một cái đĩa xanh nhợt nhạt.

ANH QUÝ (Theo space.com và Spaceflight Now)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp