07/11/2012 09:18 GMT+7

Sao phải nhập khẩu gà?

HUY NHẤT (ĐH Nông lâm TP.HCM)
HUY NHẤT (ĐH Nông lâm TP.HCM)

TT - Theo Cục Chăn nuôi, từ nay đến cuối năm nguồn cung thịt gia cầm sẽ đủ cho nhu cầu của người dân, phần thiếu trong nước sẽ được bù bằng lượng thịt nhập khẩu (Tuổi Trẻ 3-11). Đó là hướng giải quyết vấn đề (cung nội địa không đủ cầu) mà một vị đại diện lãnh đạo ngành chăn nuôi (người ban hành chính sách) đưa ra để trấn an dân hay là để tự trấn an mình?

Thoạt nghe cứ như là một tin vui, như một sáng kiến của ngành vậy. Thật ra, thông tin đó tiềm ẩn mối nguy rất lớn, đáng lo ngại cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng Việt Nam. Đi đôi với việc thả lỏng hàng rào kỹ thuật trong thương mại như hiện nay, chính sách sẵn sàng cho nhập khẩu nông sản thay vì thúc đẩy sức sản xuất trong nước là tiếp tay với nước ngoài nhằm bóp chết dần ngành chăn nuôi và làm thiệt hại cho người tiêu dùng.

Tình hình sản xuất gia cầm trong nước đang bị đình trệ với tình trạng giảm đàn, giảm số lứa/năm, treo chuồng... ở nhiều nông hộ hoặc công ty chăn nuôi đã ở mức báo động, dẫn đến thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung nội địa. Lẽ ra lãnh đạo ngành chăn nuôi phải dựa trên những phân tích thấu đáo nguyên nhân để từ đó đưa ra phương cách cứu nông dân, vực dậy sản xuất và bảo vệ người tiêu dùng trong nước bằng những giải pháp hữu hiệu làm tăng sản lượng đàn gia cầm và cùng các cơ quan chức năng khác quản lý tốt chất lượng sản phẩm.

Thế nhưng ông Nguyễn Thanh Sơn - cục phó Cục Chăn nuôi - cho rằng: “Ba tháng cuối năm là thời gian mà các doanh nghiệp nhập khẩu nhiều thịt nhất để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán, chưa kể một lượng lớn gà thải loại nhập lậu từ Trung Quốc vẫn có khả năng vào thị trường Việt Nam”. Phát biểu trên cho thấy lãnh đạo ngành chăn nuôi dường như chẳng có một nỗ lực nào để chấn chỉnh thị trường. Tình trạng nhập lậu với sự thả nổi về chất lượng thịt và con giống gia cầm đang tiềm ẩn nguy cơ rất lớn, tác động đến thu nhập và sức khỏe người dân trong nước, là mối lo lớn của nhiều người. Thế mà nhập lậu còn được xem như một nguồn cung đầy hứa hẹn (?!).

Trong bối cảnh đó, ai là người bị thiệt? Rõ ràng và trước hết là nông dân Việt Nam. Khi cung tăng nhờ vào nhập khẩu (kể cả nhập lậu), giá bán trong nước giảm, người tiêu dùng Việt Nam có lợi? Lợi thì ít mà thiệt thì nhiều vì chất lượng sản phẩm kém tràn lan, tiềm ẩn nhiều nguy cơ về sức khỏe và dịch bệnh, nhất là người tiêu dùng ở nông thôn do thu nhập thấp và thiếu thông tin.

Từ nay đến tết còn khoảng ba tháng nữa. Chăn nuôi gia cầm trong nước nếu có biện pháp tích cực vẫn có thể tăng cung để kịp đáp ứng nhiều hơn cho nhu cầu trong nước chứ không nhất thiết phải nhập khẩu. Tại sao không cố gắng phát triển sản xuất trong lúc còn có thể, hơn là phụ thuộc vào lượng thịt nhập khẩu? Mà tầm nhìn cho ngành chăn nuôi đâu chỉ có đến tết!

HUY NHẤT (ĐH Nông lâm TP.HCM)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp