23/04/2014 10:40 GMT+7

Sao lại thu tiền bồi dưỡng học sinh giỏi?

LÊ TRUNG
LÊ TRUNG

TT - Nhiều phụ huynh học sinh Trường THCS Nguyễn Du (TP Tam Kỳ, Quảng Nam) gửi đơn phản ảnh đến Tuổi Trẻ về việc lãnh đạo nhà trường tổ chức khảo sát, bồi dưỡng học sinh giỏi các khối nhưng thu tiền bồi dưỡng sai quy định của Bộ GD-ĐT.

t7LR7fCB.jpgPhóng to
Lãnh đạo Trường THCS Nguyễn Du làm việc với phóng viên - Ảnh: Lê Trung

Trong đơn phản ảnh của nhiều phụ huynh học sinh Trường THCS Nguyễn Du có trình bày như sau: “Trong năm học 2013-2014, nhà trường tổ chức dạy bồi dưỡng cho những học sinh giỏi các khối 6, 7, 8, một khóa (gần ba tháng - PV) mà thu 520.000 đồng/em. Sau đó, nhà trường thấy cao quá hạ xuống còn 450.000 đồng/em”.

Không xếp hạnh kiểm tốt nếu không nộp tiền

Thu tiền bồi dưỡng là sai

Theo ông Sơn, việc thu tiền bồi dưỡng là sai với thông tư 17 của Bộ GD-ĐT ban hành về quy định dạy thêm, học thêm. Mức hỗ trợ phải dựa trên việc thống nhất giữa nhà trường với phụ huynh học sinh. Nhà trường chỉ được phép vận động, các phụ huynh học sinh phải hoàn toàn tự nguyện, không có chuyện ép buộc hay tạo áp lực đối với học sinh, phụ huynh. Cũng như thế, có nhiều trường THCS trên địa bàn TP Tam Kỳ như THCS Nguyễn Huệ, THCS Thái Phiên... tuyệt đối không làm việc vận động nguồn kinh phí từ phụ huynh để bồi dưỡng học sinh giỏi mà chỉ sử dụng nguồn ngân sách được cấp. “Phòng Giáo dục - đào tạo Tam Kỳ đã chỉ đạo các lãnh đạo nhà trường trên địa bàn TP Tam Kỳ, kiểm tra, rà soát việc vận động nguồn kinh phí để bồi dưỡng học sinh giỏi. Việc làm nào không đúng theo thông tư 17 Bộ GD-ĐT thì khắc phục, sửa sai và báo cáo lại phòng. Chúng tôi sẽ định hướng trở lại đúng chủ trương, quy định của Bộ GD-ĐT nhưng không làm mất chất lượng học sinh giỏi của TP Tam Kỳ”, ông Sơn nói.

Để chống thất thu, thầy hiệu phó nhà trường lên tận phòng học, gọi từng học sinh chưa nộp tiền để “răn đe”. Thầy còn đặt ra quy định cho giáo viên chủ nhiệm là “không xếp loại hạnh kiểm tốt cho những học sinh không nộp đủ tiền, buộc giáo vụ không in kết quả xếp loại hai mặt giáo dục của cả lớp đó và đương nhiên không xếp loại hạnh kiểm tốt cho những học sinh này dù là học sinh giỏi”.

Một phụ huynh (giấu tên) cho biết: “Trong cuộc họp phụ huynh học sinh giỏi ngày 1-4-2014, ngoài số tiền các em học sinh phải nộp trên, nhà trường còn tổ chức khảo sát thành hai đợt, mỗi đợt mỗi học sinh phải nộp 15.000 đồng. Với 746 học sinh tham gia khảo sát, nhà trường thu được hơn 11 triệu đồng”. Nhà trường giải thích việc chi cho thầy cô dạy bồi dưỡng học sinh 70%, 30% còn lại là quản lý phí. Các phụ huynh còn bày tỏ trong khi đó Bộ GD-ĐT không có chủ trương thi học sinh giỏi các lớp 6, 7, 8 dưới bất kỳ hình thức nào để giảm áp lực thi cử cho học sinh. Việc tổ chức khảo sát học sinh giỏi của Phòng Giáo dục - đào tạo TP Tam Kỳ là việc làm không đúng dẫn đến việc tổ chức giảng dạy và thu tiền như nêu trên lại không đúng với quy định.

Chỉ vận động chứ không tạo áp lực!

Thầy Nguyễn Tự Lực, hiệu phó Trường THCS Nguyễn Du, cho biết: “Từ ngày 18-1-2014, nhà trường có triển khai trong cuộc họp với hội phụ huynh học sinh về việc tổ chức bồi dưỡng cho học sinh giỏi và được ban đại diện phụ huynh học sinh thống nhất mức nộp 150.000 đồng/tháng. Qua đó, nhà trường triển khai học một tuần hai buổi, một buổi hai tiết học. Trường có 249 học sinh tham gia bồi dưỡng, hiện mới có 50% học sinh nộp tiền”.

Về việc phụ huynh học sinh phản ảnh nhà trường lên “răn đe”, tạo áp lực cho phụ huynh các em học sinh nộp tiền, được thầy Lực giải thích là chỉ lên “nhắc nhở” các em và giáo viên phụ trách lớp bồi dưỡng đó về nói ba mẹ nộp tiền cho trường để trường chi trả cho giáo viên dạy bồi dưỡng chứ không có chuyện ép buộc hay răn đe học sinh. “Còn việc nhà trường không xếp loại hạnh kiểm tốt cho học sinh nếu không nộp đủ tiền, có thể trong quá trình mình nói là để cho các em nộp. Vì thực tế bây giờ nhiều em học sinh xin tiền ba mẹ nhưng không nộp. Có thể mình nói bằng miệng là giáo viên chủ nhiệm tạm thời không xếp hạnh kiểm tốt cho các em học sinh. Nhưng trên thực tế trong việc xếp hạnh kiểm học kỳ I vừa rồi, không em nào bị nhà trường hạ bậc hạnh kiểm cả”, thầy Lực giải thích.

Còn thầy Lê Viết Quang, hiệu trưởng nhà trường, cho biết theo thông tư 17 của Bộ GD-ĐT, nguyên tắc bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu là không thu tiền. Nhưng hội phụ huynh học sinh vận động để hỗ trợ giáo viên tham gia việc dạy bồi dưỡng, giảng dạy, một phần để khen thưởng các em học sinh đạt thành tích trong các cuộc thi học sinh giỏi. Phòng Giáo dục - đào tạo TP Tam Kỳ có kế hoạch khảo sát học sinh giỏi các khối, nên trường cũng có kế hoạch khảo sát và bồi dưỡng các em đi thi thành phố, tỉnh. Còn lệ phí khảo sát 15.000 đồng là để trả tiền ra đề cho các giáo viên trường khác (trường thuê giáo viên trường khác ra đề), chi tiền bồi dưỡng cho các giáo viên coi, chấm thi. Đây là mức thu phù hợp.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Trần Ngọc Sơn, trưởng Phòng Giáo dục - đào tạo TP Tam Kỳ, cho biết: “Thực hiện theo thông tư 17 của Bộ GD-ĐT, phòng có quán triệt tất cả các trường về việc phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi, đây là trách nhiệm của các trường. Trong quá trình làm việc với phụ huynh học sinh, các lãnh đạo nhà trường không giải thích rõ cho phụ huynh, làm phụ huynh hiểu lầm đó là khoản thu. Đó không phải khoản thu mà là vận động hỗ trợ việc bồi dưỡng. Việc vận động hỗ trợ này nhằm mục đích sau những tiết dạy căng thẳng, có một khoản kinh phí nhỏ thể hiện tình cảm của cha mẹ học sinh với thầy cô”.

Trường thu phí “hỗ trợ thi tốt nghiệp”

Ông Phạm Ngọc Thạch, giám đốc Sở Giáo dục - đào tạo tỉnh Gia Lai, vừa ký văn bản yêu cầu kiểm điểm, xử lý trách nhiệm đối với ông Nguyễn Văn Giới - hiệu trưởng Trường THPT Trần Phú (huyện Chư Prông) cùng kế toán trường và các cá nhân có sai phạm trong công tác thu chi, quản lý hành chính Trường Trần Phú.

Trước đó, nhiều phụ huynh khối 12 Trường Trần Phú phản ảnh lên sở về việc ban giám hiệu nhà trường đưa ra nhiều khoản thu tùy tiện. Cụ thể cuối năm 2013, nhiều học sinh khối 12 đã phải nộp mỗi học sinh 300.000 đồng “tiền hỗ trợ thi tốt nghiệp”; lãnh đạo nhà trường cho tổ chức dạy thêm, học thêm với mức 5.000 đồng - 6.000 đồng/tiết để lập quỹ phúc lợi, lấy kinh phí “tiếp khách, hỗ trợ cán bộ giáo viên”. Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Giới - bí thư chi bộ nhà trường - cũng đã nhận chế độ trước thời hạn được bổ nhiệm. Sở Giáo dục - đào tạo Gia Lai yêu cầu ông Giới hoàn trả số tiền đã nhận sai quy định, tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm, đồng thời hoàn trả toàn bộ số tiền đã thu sai nguyên tắc.

LÊ TRUNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp