15/03/2015 06:00 GMT+7

​Sao lại "bó tay"?

ĐẶNG TƯƠI - TRÀ MY
ĐẶNG TƯƠI - TRÀ MY

TTO - Nơi làm công việc giáo dục lại “bó tay”, đẩy học sinh ra ngoài thì nói một cách bóng bẩy cũng giống như anh đang "phát tán" sự bạo lực ra ngoài xã hội.

Bạn đọc chia sẻ với cha con em P. - nữ sinh bị đánh - khi em đến TP.HCM khám bệnh - Ảnh: Hữu Khoa

Một tiến sĩ giáo dục chia sẻ với TTO như vậy. Hàng trăm bạn đọc cũng đã chia sẻ những cảm nhận và quan điểm của mình, xuất phát từ sự việc các học sinh lớp 7 đánh bạn ở một trường THCS tại Trà Vinh và bị đề xuất mức đuổi học.

Đuổi hay không đuổi? Nên đuổi bao lâu và hỗ trợ học sinh trong thời gian nghỉ học ra sao? Mục tiêu của hình thức kỷ luật này là gì, hiệu quả đến đâu?

Đây là những câu hỏi mà nhiều bạn đọc và nhiều chuyên gia về giáo dục đã cùng tham gia tranh luận.

Giáo dục lại hay đuổi học?

Bạn đọc Hongquang cho rằng nên đuổi những học sinh có hành vi côn đồ như thế để làm gương. Bên cạnh đó, bạn đọc này còn đề xuất nên giao cho địa phương quản lý những em học sinh cá biệt này và nếu tiếp tục tái phạm thì xử lý theo pháp luật.

“Thà ta không có còn hơn là có thế hệ học sinh phi đạo đức, không biết yêu thương chia sẻ”, bạn đọc viết.

Một nhóm nữ sinh hung hăng đánh dã man em P. bị cô lập trong góc tường và nam sinh Lâm Trần Bình Tr. (phài) được xác định là người cuối cùng ném chồng ghế trúng đầu em P. - Ảnh cắt từ video clip

Đồng tình với quan điểm này, bạn đọc Nguyễn Anh Dân chia sẻ: "Tôi nhớ khi mình bước vào lớp 6, nội quy nhà trường có quy định: đánh lộn sẽ bị đuổi học vĩnh viễn. Theo tôi, tất cả những học sinh tham gia vào việc đánh em P. đều phải bị đuổi học vĩnh viễn. Không thể lấy bất kỳ lý do nào để biện minh cho hành động côn đồ như vậy".

Một bạn đọc khác thì chia sẻ việc đuổi học là cần thiết vì hình ảnh trong video clip cho thấy sự nhẫn tâm của các em khi hành xử trong môi trường giáo dục.

Có ý kiến ủng hộ việc đuổi học nhưng cũng có những ý kiến không đồng tình. Bạn đọc Nguyễn Thanh viết: "Theo tôi, không nên đuổi học. Nếu đuổi học lúc này coi như tiếp tay đẩy tụi nhỏ ra xa sự giáo dục cần thiết".

Bạn Mai Thy, học sinh Trường THPT Văn Lang (Đồng Nai), cũng cho rằng không nên đuổi học các bạn học sinh cá biệt mà nên dùng các biện pháp khác để răn đe, dạy bảo.

“Ở trường em cũng có bạn đánh nhau, nhà trường cho nghỉ 1, 2 tuần và dùng nhiều hình thức để khuyên răn, sau đó thì cho đi học lại bình thường”, Mai Thy nói.

>> Bạn Mai Thy

Góp thêm ý kiến, bạn đọc Nguyễn Đức Hùng nói: "Tôi nghĩ đưa vào trường giáo dưỡng 6 tháng hoặc 1 năm có lẽ tốt cho các em hơn một hình thức kỷ luật nhân văn nửa vời".

“Các em còn nhỏ, cần giáo dưỡng nghiêm túc để trưởng thành vì đời các em còn dài”, bạn đọc đề xuất.

“Nên đưa vào trại giáo dưỡng” cũng là ý kiến của nhiều bạn đọc về vấn đề này. Bạn đọc Kim Thoa viết: Nên đưa những em này vào trại giáo dưỡng để được giáo dục tốt ý thức làm người. Khi nào nhận thức đúng những việc làm nguy hiểm của bản thân hãy cho ra.

Hình ảnh từ clip một vụ nữ sinh đánh nhau

Sao lại "bó tay"?

Theo PGS Văn Như Cương, việc kỷ luật học sinh phải được làm hết sức cẩn trọng. “Kỷ luật cũng là một hình thức của giáo dục và mục tiêu của việc này không chỉ là chấn chỉnh em học sinh vi phạm mà còn là sự răn đe với các em học sinh khác.

Khi vi phạm những cam kết của trường học thì phải chịu kỷ luật. Nếu kỷ luật nhẹ nhàng thì học sinh sẽ “nhờn” và tác dụng giáo dục là không có”, PGS Văn Như Cương chia sẻ.

>> PGS Văn Như Cương

Thầy Trương Lê Quốc Nguyên, trợ lý thanh niên của Trường THCS&THPT Lạc Hồng (TP.HCM), cho biết mình đã theo dõi vụ việc này và thấy rằng “nếu áp dụng hình thức kỷ luật đuổi học là quá khắt khe và sẽ ảnh hưởng đến tâm lý sau này của các em học sinh đó”.

Thầy Nguyên nói:

>> Thầy Trương Lê Quốc Nguyên

Có cùng ý kiến này, TS Hoàng Tuyết, ĐH Sư phạm TP.HCM, đưa ra một sự ví von: Nơi làm công việc giáo dục lại “bó tay”, đẩy học sinh ra ngoài thì nói một cách bóng bẩy cũng giống như anh đang phát tán sự bạo lực ra ngoài xã hội.

>> TS Hoàng Tuyết

“Đuổi học là hình thức cuối cùng phải làm và lúc đó, chúng ta, những người làm công tác giáo dục, có thể đã đẩy các em học sinh vào tình thế xấu hơn, đẩy các em trượt theo con đường mà các em chỉ mới bắt đầu…”, TS Hoàng Tuyết nhận định.

>> TS Hoàng Tuyết

“Sau khi bị đuổi học, liệu những trường khác có nhận các em học sinh này hay không? Nếu không thì giống như chúng ta đang khóa nhiều cánh cửa cuộc đời của các em sau này vậy”, TS Hoàng Tuyết nói thêm.

>> TS Hoàng Tuyết

“Mục tiêu của kỷ luật trong giáo dục là để giúp các em tiến bộ và trở thành người tốt, chứ không phải là đẩy các em vào tình thế xấu, bế tắc hơn”, TS Hoàng Tuyết kết luận.

>> TS Hoàng Tuyết

Giải pháp trường chuyên biệt

PGS Văn Như Cương nêu ý kiến: “Người ta vẫn nói đuổi học là sự thất bại của trường học. Tôi cho rằng điều đó là đúng. Nếu cho học sinh thôi học thì phải có biện pháp quản lý, theo dõi và có kế hoạch chuẩn bị để năm sau em học sinh đó có thể trở lại trường chứ không thể buông lỏng, thờ ơ, thiếu trách nhiệm”.

>> PGS Văn Như Cương

“Có thể đuổi học nhưng phải làm thế nào để góp phần giáo dục, giúp em ấy tiến bộ hơn”, PGS Văn Như Cương kết luận.

PGS Văn Như Cương cũng đưa ra ví dụ về các trường chuyên biệt ở nước ngoài, nhằm giúp học sinh chấn chỉnh lại suy nghĩ, hành vi của mình. Song song việc điều trị về tâm lý, học sinh cũng sẽ được học giống chương trình trên lớp để không bị lỡ mất bài vở, kiến thức.

“Nếu các em có biểu hiện tốt thì trường chuyên biệt này sẽ viết thư đề nghị cho em được trở lại trường các em đang học sớm hơn thời gian kỷ luật đề ra. Tiếc thay, Việt Nam chúng ta chưa có những ngôi trường như thế này”, thầy Cương nói.

>> PGS Văn Như Cương

“Tôi nghĩ ở mỗi trường nên có tổ tư vấn tâm lý lứa tuổi để giúp đỡ các em học sinh về mặt tinh thần”, thầy Nguyên nói thêm.

Để ngăn ngừa bạo lực học đường, cần hướng học sinh tham gia các hoạt động rèn luyện kỹ năng sống, lòng yêu thương. Trong ảnh: học sinh lớp 12 Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3, TP.HCM trong ngày lễ “trưởng thành và tri ân” do nhà trường tổ chức - Ảnh: Như Hùng

Đồng tình với ý kiến của thầy Nguyên, một giáo viên dạy toán của trường THPT ở quận Gò Vấp, TP.HCM cho rằng vì các em còn nhỏ nên thường hành động vì a dua theo bạn bè, không suy nghĩ thấu đáo về hậu quả của việc mình làm.

“Việc đuổi học là không nên. Tôi nghĩ có thể đưa nhóm các em học sinh này ra hội đồng kỷ luật toàn trường và răn đe bằng các hình thức khác như cấm túc chẳng hạn”, giáo viên này cho biết.

“Trong môi trường giáo dục không nên giáo dục theo kiểu tuyển chọn nhưng cũng phải đảm bảo an toàn cho các em học sinh”, đó là ý kiến của PGS.TS Đoàn Lê Giang, trưởng khoa văn học và ngôn ngữ Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM.

PGS.TS Đoàn Lê Giang phân tích hai nguyên tắc song hành của giáo dục là phải tiếp nhận sự đa dạng của học trò và phải bảo đảm môi trường giáo dục an toàn cho tất cả học sinh.

“Vì thế, nếu học sinh cá biệt đến mức độ vi phạm luật pháp thì phải xử lý theo luật. Có thể đưa các em học sinh này vào các trường đặc biệt, dành cho học sinh chưa ngoan”, thầy Giang nói.

>> PGS.TS Đoàn Lê Giang

Thầy Giang cho rằng phải mổ xẻ nguyên nhân của sự việc và đánh giá trách nhiệm của thầy cô chủ nhiệm, của nhà trường đến đâu trong trường hợp này.

“Nếu các thầy, các cô thấy vẫn có thể cải thiện được tình hình thì phải mạnh mẽ vào cuộc và không cần thiết phải đuổi học sinh. Nhưng nếu học sinh cá biệt đến mức có thể gây nguy hiểm cho bạn bè thì phải tách ra để đảm bảo được quyền học tập trong môi trường an toàn của những học sinh bình thường”, thầy Giang nói.

>> PGS.TS Đoàn Lê Giang

78% học sinh từng chịu bạo lực giới tại trường học

Đây là thông tin từ cuộc khảo sát trên 3.000 nữ sinh đang theo học tại 30 trường học ở Hà Nội, thực hiện vào tháng 3-2014.

Hình thức bạo lực thường gặp nhất là bạo lực tinh thần, cụ thể là đánh giá về ngoại hình, gia cảnh; gán ghép tên nữ sinh kèm các biệt danh xấu, bị sỉ nhục bằng ngôn ngữ xúc phạm, bị phạt tại lớp học…

LAN ANH

 

ĐẶNG TƯƠI - TRÀ MY
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp