06/06/2012 09:36 GMT+7

Sao Kim như nốt ruồi trôi qua mặt trời

MINH ANH - HẢI YẾN
MINH ANH - HẢI YẾN

TTO - Hàng triệu người các nước châu Á, Tây Âu, Bắc Trung Mỹ... đã náo nức đón xem sao Kim đi qua Mặt trời (Venus transit) diễn ra sáng nay 6-6 (giờ VN). Tại Việt Nam, sự kiện này kéo dài tới gần 11g44 trưa.

Trong thời gian diễn ra Venus transit, sao Kim xuất hiện như một nốt ruồi nhỏ nhỏ di chuyển chậm trôi qua gương mặt vầng thái dương. Venus transit lần này được xem là sự kiện thiên văn thế kỷ vì đến tháng 12-2117 mới diễn ra lần nữa.

Dưới đây là những hình ảnh sao Kim đi qua Mặt trời tuyệt đẹp được quan sát tại Việt Nam và các nước trên thế giới:

I0thUpYy.jpgPhóng to

Sao Kim - xuất hiện như một chấm đen nhỏ, bắt đầu đi qua Mặt trời. Hình ảnh này được chụp từ Manhattan, Mỹ - Ảnh: Getty Images

3bESPEAK.jpgPhóng to

Sao Kim đi qua Mặt trời do phi hành gia NASA Don Pettit chụp từ không gian - Ảnh: NASA

kLkbuMr0.jpgPhóng to
nZOWHxwc.jpg

Người dân tại nhiều nước nô nức xem sao Kim đi qua Mặt trời - Ảnh: Getty Images, AP

hm8BDOMl.jpgPhóng to

Mây che phủ một phần mặt trời khi sao Kim đang đi qua Mặt trời. Hình ảnh chụp tại Công viên Riverside, New York - Ảnh: Getty Images

nkW4Mfpe.jpgPhóng to

Sao Kim đi qua Mặt trời được nhìn thấy tại San Diego, Mỹ - Ảnh: msnbc.com

9RFMqenA.jpgPhóng to

Tại New York - Ảnh: AFP/Getty Images

L4GN42k9.jpgPhóng to
pezW29GX.jpg

Sao Kim đi qua Mặt trời do tàu con thoi Solar Dynamics Observatory của NASA chụp - Ảnh: NASA

ZMlwCbvD.jpgPhóng to

Tại Quảng Đông, Trung Quốc - Ảnh: news.cn

HfDxF3TF.jpgPhóng to
Tại Sydney, Úc - Ảnh: AP
ObLW66Z8.jpgPhóng to
Tại Mexico City, Mexico - Ảnh: AFP
jGTpvwSh.jpgPhóng to
Phải 105 năm nữa hiện tượng sao Kim đi qua Mặt trời như thế này mới lại xảy ra - Ảnh: AP
geQA8XAZ.jpgPhóng to
Tại nhiều nước, giới trẻ tập trung tại các trường ĐH để xem sao Kim đi qua Mặt trời - Ảnh: AP
NSTw2CFg.jpgPhóng to
Một người xem ghi lại hiện tượng thiên văn thế kỷ sao Kim đi qua Mặt trời - Ảnh: AP
0sKbdojc.jpgPhóng to
RN37XNS5.jpg

Sao Kim đi qua Mặt trời do tàu con thoi Solar Dynamics Observatory của NASA chụp - Ảnh: NASA

Sáng 6-6, tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM (169 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q.3) CLB Thiên Văn Nghiệp dư TP.HCM tổ chức quan sát sao Kim đi qua mặt trời.

Chủ nhiệm CLB Thiên Văn Nghiệp dư TP.HCM (HAAC) - Đặng Tuấn Duy cho biết: “Hiện tượng sao Kim di chuyển ngang qua bề mặt của mặt trời bắt đầu khoảng 5g30 kéo dài tới khoảng hơn 11g cùng ngày. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nên tại TP.HCM khoảng 6g mới có thể bắt đầu quan sát được và hiện tượng sao Kim đi ngang qua mặt trời chỉ xảy ra 4 lần trong 243 năm. Chính xác hơn, xuất hiện theo cặp 2 hiện tượng cách nhau khoảng 8 năm và mỗi cặp này cách nhau khoảng 105 năm hoặc 121 năm”.

qmkbtcTp.jpgPhóng to
Nhiều bạn trẻ háo hức chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn thế kỉ - Ảnh Hải Yến
6mkO0rHe.jpgPhóng to
Sao Kim di chuyển qua bề mặt mặt trời lúc 7h30 sáng 6-6 tại TP.HCM - Ảnh HAAC

Ngoài TP.HCM, tại Hà Nội, Đà Nẵng (Việt Nam) cũng có tổ chức cho mọi người cùng chiêm ngưỡng sự kiện hiếm thấy này”.

Hiện tượng sao Kim sẽ vượt qua phía trước Mặt Trời từ phía đối diện của Trái Đất, xuất hiện như một dấu chấm nhỏ màu đen di chuyển chậm.

Sự kiện ấn tượng của bầu trời này sẽ nhìn thấy được ở tất cả nhiều lục địa. Dựa vào thời gian sao Kim đi qua Mặt Trời chính xác từ nhiều nơi khác nhau trên toàn cầu, sau đó các nhà khoa học sử dụng các nguyên tắc thị sai để tính toán khoảng cách từ Trái đất đến mặt trời.

MINH ANH - HẢI YẾN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp